[TÌM HIỂU] Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản

Để đưa ra được bài toán kết cấu cho công trình nhanh chóng chính xác thì các kỹ sư cần phải xác định được nội lực của nó, để tiết kiệm thời gian tính toán lại dưới đây là Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản dễ dàng áp dụng ngay cho công việc thiết kế kết cấu của mình. Xin mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây cùng Ttcompany nhé!

Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản
Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản

Tính độ võng của dầm là gì? Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản

Đây là một công việc không thể bỏ qua trong thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Chính vì vậy mà việc có được những tài liệu về bảng tra độ võng dầm là điều quan trọng.

Việc áp dụng công thức tính toán độ võng dâm theo tiêu chuẩn một cách chính xác, thành thạo sẽ giúp việc học tập, nghiên cứu, thực hành cũng như áp dụng vào thực tiễn công việc được hiệu quả.

dầm là gì?

Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản
Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản

Chúng ta hiểu dầm là cấu kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng nằm ngang hoặc nằm nghiêng chịu tải trọng và đỡ các bộ phận phía trên nó như bản dầm (sàn) , tường, mái. Dầm bao gồm dầm bê tông cốt thép và dầm thép (chữ I, chữ U, chữ Z,…). Về mặt chịu lực thì dầm là cấu kiện chịu uốn, bên cạnh đó dầm cũng có tác dụng chịu nén nhưng nhỏ hơn so với khả năng chịu uốn.

Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép

Cốt thép trong dầm gồm : cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai, cốt xiên. Trong dầm luôn tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai, cốt xiên có thể không có.

  • Cốt dọc chịu lực của dầm thường sử dụng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII có đường kính D = 12 – 40mm.
  • Cốt đai trong dầm để chịu lực ngang thường sử dụng nhóm CI hoặc AI có đường kính D = 4mm.

Lớp bảo vệ cốt thép Ao là khoảng cách từ mép ngoài bê tông đến mép cốt thép (Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai, Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc). Lớp bảo vệ có tác dụng bảo vệ thép khỏi bị rỉ sét.

Khoảng cách thông thủy To giữa 2 cốt thép là khoảng cách từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia, đảm bảo khi đổ bê tông không bị kẹt đá (đá 1×2).

Dầm console là gì?

Dầm console (hay còn gọi là dầm công xôn) là kết cấu có dạng thanh ngang một đầu bị ngàm cứng, đầu còn lại tự do. Hay nói cách khác dầm console chỉ cố định 1 đầu. Trong xây dựng, dầm console dùng để đỡ ban công, mái đua,… nhằm mục đích tạo không gian thoáng đãng phía dưới.

Trong kết cấu truyền thống, dầm công xôn thường được làm bằng gỗ. Dầm chịu uốn do tác tác dụng của những tải trọng vuông góc với trục.

Dầm console được liên kết với công trình bằng cách : lắp bulong, hàn bằng vật chôn sẵn trong tường, neo qua lỗ để lại sẵn tường, chôn vào công trình,…

Khi thực hiện tính độ võng dầm cần lưu ý gì?

Công thức tính độ võng dầm là một trong những công thức quan trọng và khá phức tạp trong xây dựng vì thế cần phải phân tích chi tiết để có kết quả chính xác nhất. Trong quá trình thực công thức tính độ võng dầm cần phải lưu ý rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến nó mà một trong số đó chính là:

  • Kiến thức cơ bản

Việc đầu tiên bạn cần chú ý đó chính là kiến thức cơ bản vì đây là yếu tố liên quan đến việc tính độ võng dầm, dựa vào đó bạn có thể đưa ra được các con số liên quan cần tính toán và có thể hoàn thành một cách chính xác nhất.

Ngoài ra nhờ vào các kiến thức cơ bản mà bạn có thể hiểu được những ký hiệu trong công thức tính độ võng dầm và những yêu cầu cần thiết cũng như sự kết nối giữa các yếu tố này để có thể tính toán thật chuẩn.

Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản
Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản
  • Phân tích công thức

Ai cũng biết công thức tính độ võng dầm không hề đơn giản để hiểu chi tiết và tính toán vì thế nếu bạn không phải là người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức cũng như phân tích nhạy bén thì khó có thể áp dụng đúng công thức này vào thực tế.  

Vì thế những người có kinh nghiệm và có khả năng phân tích, suy luận thường tính toán nhanh chóng và đưa ra kết quả áp sát thực tế.

  • Nắm vững công thức tính toán

Bất kỳ công thức tính toán nào cũng vậy để có thể đưa ra kết quả chính xác cuối cùng thì bắt buộc người thực hiện phải nắm vững công thức và thực hành thường xuyên vì thế đối với công thức tính độ võng dầm cũng không ngoại lệ. 

Bạn cần phải học thuộc công thức và các bước tính toán để bạn có thể dựa vào đó mà thực hành thực tế một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi nắm vững công thức tính độ võng dầm, bạn còn có thể tiết kiệm được thời gian nhưng vẫn nâng cao hiệu quả trong quá trình thiết kế và xây dựng công trình.

Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản, chi tiết

Công thức tính độ võng dầm được xác định bởi độ cong toàn phần giữa nhịp gối trái và gối phải của dầm. Điều này dựa vào độ cong đoạn dầm có vết nứt đối với độ cong toàn phần trong vùng kéo, bao gồm các yếu tố như 

  • Độ cong do tác dụng ngắn hạn mà toàn bộ tải trọng gây ra
  • Độ cong do tác dụng ngắn hạn mà tải trọng tạm thời dài hạn và tải trọng thường xuyên gây ra
  • Độ cong do tác dụng dài hạn mà tải trọng tạm thời dài hạn và tải trọng thường xuyên gây ra

Các độ cong của công thức cũng như các giá trị momen này sẽ được người thực hiện tính toán lấy ra từ trong các tổ hợp tương ứng. 

Ngoài ra để có thể tính toán chính xác thì bạn cần hiểu chi tiết các thông số có trong công thức tính độ võng dầm để đưa ra kết quả với độ chính xác cao nhất. Công thức tính độ võng dầm cụ thể:

Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản
Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản

Trên đây là toàn bộ chia sẻ liên quan đến Công Thức Tính Độ Võng Của Dầm Đơn Giản  cũng như những lưu ý cần biết để có thể tính toán được độ võng dầm một cách chính xác và nhanh chóng. Hãy tìm hiểu chi tiết và thực hiện liên tục công thức này để có thể thực hiện các công việc xây dựng một cách tốt nhất. Ttcompany chúc bạn thành công!

You may also like

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *