Văn khấn gia tiên là cách để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết khấn đúng cách. Vì vậy, Ttcompany sẽ giới thiệu cho quý bạn bài văn khấn lễ tạ tổ tiên dùng để khấn gia tiên tại nhà.
văn khấn lễ tạ tổ tiên là gì?
Vào những ngày lễ Tết, ngày giỗ hay ngày đặc biệt, ta luôn nghe thấy những bài văn khấn gia tiên. Đây là lời của gia chủ khi cúng bái, hương khói cho người đã khuất.
Văn khấn gia tiên thường là một đoạn văn được soạn sẵn, trình bày đầy đủ tên tuổi, lý do làm lễ, mong muốn và lời thỉnh cầu của con cháu với tổ tiên. Người xưa quan niệm, bài khấn gia tiên càng chuẩn, tâm chân thành thì ước nguyện, mong muốn đều thành hiện thực.
Văn khấn gia tiên chính là công cụ kết nối, là cách giao tiếp giữa hai thế giới âm – dương và cũng cách để con cháu mời vong linh tổ tiên, ông bà, bố mẹ về ngự trên bàn thờ.
Bài khấn gia tiên còn là cách để những người đang sống báo cáo công việc gia đình trong khoảng thời gian qua. Nhưng ý nghĩa lớn lao nhất của văn khấn tổ tiên đó chính là thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu trong gia đình với tổ tiên.
Khấn cúng gia tiên và những điều bạn cần biết
Theo quan niệm xưa để lại thì việc cúng bái gia tiên sẽ do trưởng nam, những người làm chủ gia đình làm chủ lễ. Các lễ vật thường có trong buổi lễ gồmcó trầu cau, hoa quả, vàng hương, nước lạnh và rượu, tùy vào từng trường hợp mà ta có thể tăng hoặc giảm một số lễ vật.
Sau khi đã chuẩn bị xong đầy đủ đồ lễ cần thiết, bạn cần đặt sẵn chúng lên bàn thờ, sau đó người gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp nén hương rồi cung kính đứng trước bàn thờ khấn gia tiên. Trước bàn thờ tổ, người gia trưởng cần phải lưu ý trong thứ tự mời các vị tổ tiên, phải mời hết các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, sau đó mới mời các chú bác, cô dì, anh chị em nội ngoại, những người đã khuất.
Việc khấn vái theo quan niệm xưa không dành cho phụ nữ, chỉ những trưởng nam mới được cúng vái, tuy nhiên trong một số hoàn cảnh bắt buộc như chồng đi làm xa, con nhỏ trong nhà chưa biết cúng vái thì người vợ, phụ nữ mới được đảm đương việc cúng khấn.
Khi làm lễ, phải tuân theo trình tự, trước khi khấn phải vái 3 cái, trong lúc khấn cần trình bày rõ các nội dung sau: ngày tháng làm lễ, trình bày lý do, trình bày tên tuổi người làm lễ và thông tin các thành viên trong gia đình, nơi sinh, trú quán, đồng thời liệt kê lễ vật và cuối cùng là đưa ra đề dạt cầu xin cho toàn gia quyến, sau khi khấn xong, gia trưởng lễ thêm ba vái.
Cần lưu ý rằng trước khi cúng, bàn thờ đã có đèn thờ hoặc nến. Với những gia đình trên bàn thờ có đỉnh trầm thì nên đốt đỉnh trầm làm cho buổi lễ thêm phần uy nghi, khi thắp hương trên bàn thờ nên nhớ bao giờ cũng thắp số nén hương theo số lẻ.
Sau cùng, dù là bất kì buổi lễ cúng bái tổ tiên nào ta đều nên nhớ rằng lễ vật nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là mình phải thật thành tâm và thể hiện lòng biết ơn chân thành.
Văn khấn gia tiên sử dụng khi nào?
Theo văn hóa tâm linh của người Việt, bài văn khấn gia tiên sẽ được sử dụng trong các ngày như:
● Văn khấn gia tiên ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng
● Văn khấn gia tiên ngày tất niên
● Văn khấn gia tiên ngày mùng 1 tết
● Văn khấn gia tiên Tết Đoan Ngọ
● Văn khấn gia tiên rằm tháng 7
● Văn khấn gia tiên rằm tháng 8
● ….
Bất kỳ công việc gì liên quan đến trần gian và cõi âm thì người dân Việt đều sẽ có những bài cúng gia tiên phù hợp với ngày cúng lễ nhất.
Như vậy, mọi việc xảy ra trong gia đình dù là nỗi đau thương mất mát, gặp khó khăn trắc trở, hay khi được tận hưởng niềm vui… con cháu đều phải trình báo với tổ tiên, ông bà cha mẹ để tổ tiên sẻ chia niềm vui, cũng như san bớt nỗi bất hạnh với con cháu.
Và đây cũng là dịp con cháu tạ ơn tố tiên đã phù hộ cho mình cầu được, ước thành. Tùy trường hợp, việc cáo gia tiên, gia chủ không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần sửa soạn cái lễ mọn, đĩa xôi, nải chuôi, ly rượu, trầu cau, hoa quả, chén nước là đủ.
Cũng có khi cần thiêt phải chuẩn bị mâm cỗ bàn cúng mặn. Song lễ vật tuy cần nhưng không phải là quan trọng, điều côt yêu là tấm lòng thành kính của con cháu đôi với ông bà, cha mẹ tổ tiên.
Bài văn khấn gia tiên mẫu
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là ………………………………………….. ….
Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Trên đây là phần tìm hiểu về Văn Khấn Lễ Tạ Tổ Tiên, Ttcompany hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.