Thông thường sau khi hoàn thiện trần thạch cao nhưng sau một thời gian hay thậm chí là 1 đến 2 ngày ngay sau khi vừa hoàn thiện phần sơn thi xảy ra hiện tượng nứt trần thạch cao. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách Xử Lý Trần Thạch Cao Bị Nứt như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Ttcompany.
Trần thạch cao bị nứt là gì? Cách Xử Lý Trần Thạch Cao Bị Nứt
Trần thạch cao bị nứt là một hiện tượng trên trần thạch cao xuất hiện những đường rãnh nhỏ chạy dài. Thông thường thì các vết nứt đó xuất hiện ở khu vực giữa các mối nối tấm thạch cao hoặc xung quanh chỗ tiếp giáp với tường. Đây là một trong những hiện tượng xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là những ngôi nhà nằm tại khu vực nắng nóng.
Những tác nhân khiến trần bị nứt
Không chỉ riêng phía thạch cao mà kể cả bên xây dựng, nguyên nhân làm trần thạch cao bị nứt do 2 yếu tố chính đó là do: Con người và thiên nhiên, trước tiên ta bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân do con người, cụ thể là người thợ thi công nhé.
Nguyên nhân do người thợ
- Do thợ đang thiếu kinh nghiệm:
Đây là nguyên nhân thường hay gặp phải nhất, với những người thợ đang non kinh nghiệm mới bước vào nghề 2-3 năm chưa biết cách xử lý.
- Lựa chọn đơn vị thi công giá rẻ:
Một điều mà người chủ nhà thường quyết định lựa chọn đội thợ thi công rẻ là thích rồi chứ không nghĩ đến chất lượng, điều này khiến chủ nhà không biết rằng vì lý do này mà công trình của mình tai hại đến cỡ nào.
Đối với phương pháp thi công chống nứt đòi hỏi bên thi công phải làm nhiều bước, tất nhiên là các bước này phải bổ sung thêm vật tư, mà đã thêm vật tư thì chắc chắn sẽ tốn thêm tiền, cho nên gói thi công giá rẻ sẽ không bao giờ có phương pháp chống nứt, nếu có thì cũng chỉ làm qua loa, chỉ sau 1 vài năm là vết nứt lòi ra.
- Sai phương pháp:
Nếu như chưa có kinh nghiệm thi công thì đã rõ ràng rồi, còn vấn đề sai phương pháp, chưa biết cách bù trừ độ co dãn (giống bê tông) thì vẫn thường xảy ra. Đối với cách xử lý vấn đề này trước khi làm đòi hỏi những người thợ lão làng mới có khả năng, hầu hết những người đã trải qua rồi rất ít khi chia sẻ kinh nghiệm cho người khác biết (họ giấu nghề).
- Sử dụng vật liệu không đồng nhất:
Trường hợp keo xử lý mối nối không đồng chất với tấm thì cũng khó mà khẳng định việc chống nứt rằng sẽ đảm bảo không nứt được, vì nhà sản xuất đã cho ra tiêu chuẩn nhất định rồi, ví dụ như tấm thông thường sẽ không thể sử dụng trong điều kiện thời tiết ẩm được.
- Cắt xén vật liệu:
Có thể bạn chưa biết, theo như tiêu chuẩn thiết kế và thi công trần thạch cao, có quy định khoảng cách (độ dày xương) giữa các ty treo, thanh chính, thanh phụ có khoảng cách tốt nhất cụ thể như sau:
Khoảng cách giữa các ty treo: 800mm đến 1200mm
Khoảng cách giữa các thanh chính: 600mm đến 1000mm
Khoảng cách giữa các thanh phụ: 406mm – 480mm
Đối với định mức này thì chỉ có những đơn vị uy tín, có trách nhiệm với công trình cũng như chế độ bảo hành mới thi công theo khoảng cách quy định như vậy, nếu làm dày thì không những tốn thêm xương mà còn tốn thêm nhân công nữa.
Nứt trần thạch cao do gió giật, gió lùa
Hiện tượng này xảy ra phổ biến với trần thạch cao nhà cấp 4 mái tôn hoặc mái ngói có ô thông gió. Khi gió lớn lùa vào khoảng không gian bên giữa trần nguyên thủy với trần thạch cao sẽ khiến hệ thống ty treo có phần bị ảnh hưởng, rung lắc dẫn đến việc làm nứt trần
Do đó nếu làm trần thạch cao cho mái tôn, mái ngói các gia đình nên lưu ý chống nóng bằng các giải pháp khác, không nên sử dụng ô thông gió.
Thay đổi của nhiệt độ khi tăng cao
Khi thi công trần thạch cao các đơn vị thiếu kinh nghiệm sẽ không gợi ý cho khách cách để chống dột, chống nóng. Điều này sẽ khiến tấm thạch cao bị nóng lên trong khi nhiệt độ trong nhà lại mát khiến phá hủy sự liên kết các ốc vít. Nhiều tấm trần còn bị cong vênh làm tăng khả năng sập của trần.
Cách xử lý trần thạch cao bị nứt
Chuẩn bị
Trước khi tiến hành xử lý vết nứt, thủng, bạn phải đảm bảo yếu tố an toàn cho bản thân. Hãy kiểm tra và tiến hành dọn dẹp những vật dụng xung quanh chỗ thủng trần thạch cao. Hãy mở một không gian vừa đủ và an toàn để thuận tiện cho việc xử lý.
Để xử lý được vết nứt, thủng bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây trước khi tiến hành thực hiện.
- Điều quan trọng là phải chuẩn bị được vật liệu vá là bột thạch cao, hoặc bột matit đã trộn sẵn
- Sơn màu thạch cao để mang lại vẻ nguyên vẹn, đồng bộ màu của trần hoặc khu vực bị thủng
- Thanh trộn (có thể là thanh gỗ hoặc vật dụng có thể trộn thạch cao)
- Tấm lưới kim loại nhỏ
- Sợi dây
- Vải ướt
- Giấy nhám
Các bước thực hiện
Đối với vết nứt, thủng nhỏ.
Việc này sẽ dễ dàng, đỡ tốn nhiều công sức và chi phí phải bỏ ra. Bạn chỉ cần một ít vật liệu để vá. Hãy nhớ cạo qung quanh mặt bên của vết nứt, thủng để loại bỏ hết thạch cao dư thừa. Bước tiếp theo hãy dùng miếng vải ướt đã chuẩn trị trước đó để làm ẩm.
Và hãy dùng bột thạch cao để lấp lỗ thủng và để chúng khô trong vài giờ. Khi đã khô dùng giấy nhám chà lại tường và sơn lại chỗ vừa xử lý để mang lại vẻ đẹp toàn vẹn cho ngôi nhà của bạn.
Với những vết nứt, lỗ thủng thạch cao lớn
Bước 1: Làm sạch bề mặt lỗ thủng
Tiến hành cạo và làm sạch thạch cao bị thủng (giống như đối với vết thủng nhỏ). Dùng vải ướt để làm ướt bề mặt lỗ thủng.
Tiếp theo, hãy dùng tấm kim loại (đã chuẩn bị trong khâu chuẩn bị) có diện tích to hơn mặt lỗ rồi luồn một sợi dây thông qua trung tâm. Sau đó đặt nó vào bên trong lỗ và đồng thời kéo sợi dây để tấm lưới có thể phủ kín lỗ thủng.
Để cố định tấm lưới lại, mẹo cho bạn là hãy sử dụng một thanh gỗ dài buộc vào sợi dây và xoắn cho tới khi chặt thì thui. Cách này sử dụng rất hiệu quả và nhanh hơn rất nhiều.
Bước 2: Phủ lớp thạch cao vào chỗ bị thủng để tiến hành tu sửa
Sau khi thực hiện cố định tấm lưới, bạn hãy phủ lớp bột thạch cao lên bề mặt chỗ bị thủng để giữ chặt, cố định lại. Đợi một lúc cho lớp phủ này khô thì tháo dây và thanh gỗ trước khi phủ tiếp lớp thứ hai lên toàn bộ bề mặt lỗ thủng.
Lưu ý, nên sử dụng “chiếc bay” trát thạch cao sẽ mịn và đẹp hơn.
Bước 3: Đánh bóng lại bằng giấy nhám
Công đoạn này rất quan trọng nếu bạn muốn chỗ vá vết thủng vừa rồi trở nên đẹp và nguyên vẹn, tạo tính thẩm mỹ cao. Hãy nhớ rằng, đợi sau khi lớp bột thạch cao khô, dùng giấy nhám đánh bóng ở vị trí sửa để nó phù hợp với các phần còn lại của hệ thống trần thạch cao.
Bước 4: Sơn màu thạch cao
Giai đoạn dùng giấy nhám đánh bóng mịn sẽ mang lại hiệu quả cao khi sơn màu thạch cao lên. Bề mặt thạch cao mịn, thì việc sơn mới mướt và trả lại vẻ đẹp ban đầu. Dùng màu sơn phù hợp với màu sơn trần thạch cao đang sử dụng để sơn lại.
Trần thạch cao luôn là sự lựa chọn lý tưởng cho các thiết kế nhà hiện đại và sang trọng, dẫn đầu thị trường về độ thẩm mỹ. Hiện tượng trần bị nứt khiến cho chủ nhân ngôi nhà cảm thấy khó chịu và lo lắng, bài đọc trên đây của Ttcompany đã cho bạn câu trả lời hoàn hảo nhất. Với các Cách Xử Lý Trần Thạch Cao Bị đơn giản mà nhanh chóng bạn chắc chắn đã có hướng giải quyết cho riêng mình.