1 Khối Bê Tông Đổ Được Bao Nhiêu M2 ? Là thông tin mà bạn phải hiểu rõ trong quá trình thi công xây dựng. Để hiểu rõ hơn các công thức tính bê tông để tính chính xác các số lượng bê tông cho công trình của mình, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Ttcompany.
Bê Tông Là Gì? 1 Khối Bê Tông Đổ Được Bao Nhiêu M2
Bê tông là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau gồm đá, sỏi, cát, xi măng, chất kết dính…, trộn vào nhau để cùng tạo nên một vật liệu có kết cấu vững chắc.
Với khả năng chịu lực cực tốt, khó bị phá bỏ, cơ lý bền chắc, có thể tạo được được nhiều hình dáng đa dạng, phong phú về mặt kiến trúc công trình mang lại sự bền vững theo thời gian. Nên bê tông được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng như cầu vượt, đường lộ, cột điện, tòa nhà…..
Bê tông gồm có nhiều loại như: bê tông nhựa, bê tông tươi, bê tông polyme… Phần này chúng tôi chỉ đề cập đến bê tông tươi vì bê tông tươi được sử dụng ngày càng nhiều phù hợp thi công nhiều hạng mục xây dựng.
Một khối bê tông nặng bao nhiêu kg?
Một khối bê tông tươi thường có kích thước cạnh là 15 cm, được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn với thời gian tuổi 28 ngày. Nhiệt độ không dưới 18 Độ C và không được quá 22 oC, độ ẩm không khí đảm bảo từ 90 đến 100%.
Bê tông tươi có nhiều loại, để phân biệt mỗi loại người ta dùng mác bê tông, mỗi mác có cường độ chịu lực tương ứng, mác càng cao cường độ càng lớn.
Hiện nay, có nhiều loại mác bê tông được sử dụng như: mác 100, mác 150, mác 200, mác 250, mác 300, mác 350, mác 400, mác 450
Khi nói mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn 15cm x 15cm x 15cm, được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn ở tuổi 28 ngày đạt 200 kg/cm2, còn cường độ chịu nén tính toán của Bê tông Mác 200 chỉ đạt 90 Kg/cm2. Ngày nay người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ rất cao từ: 1000 đến 2000 kg/cm2.
1m3 bê tông thường nặng từ 1,9 tấn đến 2,4 tấn tùy vào loại mác bê tông cũng như khối lượng nguyên liệu tạo nên. Đây được xem là con số lớn, vì thế cần phải tính toán chính xác trước khi tiến hành xây dựng để tránh tình trạng tính toán sai lệch gây khó khăn cho xây dựng và gây lãng phí vật liệu.
1m3 bê tông cần bao nhiêu vật liệu?
Công thức pha trộn bê tông được nhiều người áp dụng nhất hiện nay đó là:
Bê tông mác 200 kg/cm2 | 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 6 thùng đá |
Bê tông mác 250 kg/cm2 | 1 bao xi măng + 3 thùng cát + 5 thùng đá |
Bê tông mác 300 kg/cm2 | 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá |
Lưu ý: Sử dụng thùng sơn 18 lít làm tiêu chuẩn đong đếm.
Tuy nhiên, công thức trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào loại mác bê tông, tùy vào loại xi măng và kích thước của đá mà tỷ lệ các vật liệu có sự khác nhau.
1m3 (1 khối) bằng bao nhiêu mét vuông (m2)?
Ta áp dụng công thức tính thể tích: V = D x R x H
Với
- V: thể tích (1m3)
- D: Chiều dài (m)
- R: Chiều rộng (m)
- H: Chiều cao, chiều dày (m)
- S: diện tích = D x R (m2)
Từ công thức trên ta suy ra:
=> S = (D x R) = V : H
Áp dụng ngay công thức vừa suy ra trong lĩnh vực đổ bê tông sàn nhà xưởng, thì để tính được 1m3 (1 khối) bê tông đổ được bao nhiêu mét vuông (m2) sàn nhà xưởng, ta cần biết được chiều dày của lớp bê tông.
- Ví dụ: Bạn dự kiến đổ sàn bê tông nhà xưởng của mình dày 20cm (20 phân) tức 0,2m. Cách tính như sau:
Áp dụng công thức trên ta có: S = V : H
Với:
- V = 1 khối (1m3)
- H = 0,2 m (20cm)
=> S = (1 : 0,2) = 5(m2)
Kết luận: Vậy 1 khối (m3) bê tông đổ được 5m2 sàn nhà xưởng với chiều dày bê tông là 20cm (0,2m)
Cách tính lượng bê tông cần cho diện tích nhà xưởng
Để tính lương bê tông cần cho diện tích nhà xưởng nhanh nhất và chính xác nhất bạn chỉ cần áp dụng công thức:
- V = D x R x H
Ví dụ: Bạn cần đổ bê tông cho xưởng của mình với chiều dài là 40m và chiều rộng là 20m, lớp bê tông sàn dự kiến dày 0,2m (20cm).
Thì lượng bê tông bạn cần là
- V = D x R x H = 40 x 20 x 0,2 = 160 (khối bê tông).
Bạn chỉ cần áp dụng công thức trên thì bạn có thể tính được khối lượng bê tông cần cho xưởng của mình.
Quy trình đổ bê tông diễn ra như thế nào?
- Đổ bê tông cột
Trước tiên cần đưa bê tông vào khối đổ qua cửa thông qua máng đổ, cần chú ý chiều cao bê tông khi rơi xuống không quá 2m. Đầm được đưa vào trong theo phương thẳng đứng, cần sử dụng đầm dùi, chiều sâu mỗi lớp bê tông là từ 30 đến 50cm với thời gian là khoảng 20 đến 40s. Cần chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.
Trong khi đổ bê tông cột, lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường bị ứ đọng ở đáy cột, vì vậy để tránh trường hợp này trước khi đổ bê tông ta nên đổ một lớp vữa xi măng dày khoảng từ 10 – 20cm.
- Đổ bê tông dầm
Trong các công trình thi công nhà ở dân dụng, thì chiều cao của dầm không được vượt quá 50cm, người ta thường đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Dầm thường được đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m và đạt tới cao độ dầm rồi mới tiếp tục với các đoạn kế tiếp.
Còn khi đổ bê tông toàn khối dầm, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm từ 3-5cm, thì ta nên dừng lại từ 1- 2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót, sau đó mới tiếp tục đổ bê tông dầm và bản sàn.
- Đổ bê tông sàn
Cấu tạo của sàn giống như một tấm lưới ô vuông bằng thép. Do đó, sàn thường gặp hiện tượng võng nếu khoảng cách giữa các thanh thép quá nhỏ so với yêu cầu hoặc bê tông sàn không đủ chiều dày. Chiều dày sàn thường từ 8 đến 10cm.
Mặt sàn được chia thành từng dải để đổ bê tông cốt thép, mỗi dải có chiều rộng từ 1 đến 2m. Đổ bê tông vào dầm cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn cung cấp để bạn có thể hiểu rõ hơn 1 Khối Bê Tông Đổ Được Bao Nhiêu M2. Ttcompany hy vọng bài viết trên sẽ đem tới những thông tin bổ ích, có thể giúp bạn tính toán được chính xác các nguyên vật liệu trước khi thi công.