Cách sơn tường cũ là vấn đề được rất nhiều gia chủ quan tâm khi muốn tân trang lại ngôi nhà của mình. Hãy tham khảo ngay bài viết của Ttcompany về Sơn Đè Lên Lớp Sơn Cũ Tường dưới đây để có các phương án xử lý tốt nhất nhằm “hô biến” ngôi nhà của mình trở nên tuyệt vời nhé!
Tại sao cần cạo lớp sơn tường cũ? Sơn Đè Lên Lớp Sơn Cũ Tường
Sau một thời gian sử dụng thì ngôi nhà của bạn sẽ dần xuống cấp, kéo theo đó là các lớp sơn tường sẽ bị bong tróc, gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Khi đó bạn sẽ có mong muốn thay đổi màu sơn để bề mặt tường trở nên mới mẻ hơn cũng như khắc phục các bất cập mà sơn tường cũ mang đến.
Tuy nhiên bạn không nên sơn đè lên bề mặt lớp sơn cũ bởi nó sẽ làm giảm tuổi thọ của lớp sơn mới cũng như tính thẩm mỹ không đảm bảo. Bạn cần cạo lớp sơn đã cũ trên tường.
Cạo bỏ lớp sơn tường cũ là điều không thể thiếu trong bước xử lý tường nhà là bởi:
- Giúp đảm bảo tuổi thọ của màng sơn mới được bền lâu với thời gian
- Tăng liên kết cho lớp sơn phủ mới với bề mặt tường nhà
- Giúp màu sắc lớp sơn phủ mới lên chuẩn màu hơn
- Đảm bảo độ bao phủ của lớp sơn mới
Việc xử lý lớp sơn tường cũ sẽ đem lại nhiều lợi ích khi sơn đè lên lớp sơn cũ tường. Điều này cũng giúp đem đến vẻ đẹp bền lâu và như mới cho ngôi nhà
Nếu cạo bỏ lớp sơn cũ thì sẽ như thế nào?
- Đối với tường bả:
Việc làm bong lớp sơn ra không phải là khó. Ta sẽ phải cạo cả lớp sơn và lớp bột bả. Sẽ mất rất nhiều công với lại sau khi cạo ra bề mặt bên trong sẽ lồi lõm, không nhẵn phẳng nữa. Để bề mặt đẹp ta sẽ phải bả lại như vậy sẽ mất nhiều công bả.
Quan trọng là bả lên lớp bột này thì chẳng mấy lại bị bong. Và như thế tuổi thọ của sơn cũng không cao.
- Đối với tường sơn trực tiếp:
Việc cạo lớp sơn ra là vô cùng khó. Để có thể làm được việc này thì bạn phải dùng máy mài sâu vào trong lớp vữa trát tường. Như vậy bạn đã phá hủy đi lớp bề mặt của tường. Lớp vữa bên trong bị mất đi lớp vỏ sẽ chỉ còn là các hạt rời rạc liên kết với nhau không tốt.
Hơn nữa việc lồi lõm xấu xí là đương nhiên. Cho dù bạn có sơn lên cũng không đảm bảo. Xử lý lại thì mất quá nhiều công sức.
Quy trình sơn lại tường cũ đúng cách
Sau khi bạn đã xử lý được tốt lớp tường cũ như những trường hợp trên thì có thể tiến hành cách sơn lại tường cũ đúng quy trình như sau:
- Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ trước khi thi công
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sơn nhà như: thùng sơn, cọ quét, giấy nhám, con lăn. Chuẩn bị bề mặt sơn đúng chuẩn theo độ ẩm, quy trình sạch sẽ không bám bụi.
- Bước 2. Tiến hành lăn sơn
Trát bột bả matit: Đôi với bề mặt tường cũ mà đã qua xử lý thì bạn nên dùng thêm một lớp sơn bả để có thể giúp làm tăng tính bám dính cho màng sơn.
- Sơn lót: Lớp sơn lót sẽ có tác dụng ngăn kiềm, ngăn ngừa ẩm và chống thấm nước một cách hiệu quả. Tùy theo nhu cầu, điều kiện kinh tế và tình hình thực tế của bức tường cũ mà bạn có thể sơn 1 đến 2 lớp sơn lót này. Dùng chổi hoặc con lăn thi công 1–2 lớp sơn lót chống kiềm.
- Sơn phủ: Sau khi hoàn thiện thi công lớp sơn lót, thì sẽ tới bước sơn phủ trong cách sơn tường cũ. Bạn nên dùng con lăn hoặc chổi thi công 02 lớp sơn phủ màu ở bức này. Bởi nếu sơn 1 lớp, sơn sẽ không đồng đều và không thể che lấp lớp sơn lót được, có thể gây mất đi mỹ quan và vẻ đẹp của bức tường.
- Bước 3. Vệ sinh bề mặt tường sạch sẽ sau khi sơn
Sau khi đã hoàn thành xong lớp sơn phủ thứ 2 thì bạn nên kiểm tra bề mặt hoàn thiện xem đã đạt độ bóng, mịn của màng sơn chưa. Để còn dặm vá lại sao cho hợp lý.
Lưu ý: Khi chọn sơn để thi công tường cũ. Bạn hãy tìm hiểu loại sơn có chất lượng tốt, tránh mất nhiều chi phí và mất công. Khi sơn xong các bạn có thể dùng bóng điện để chiếu rọi vào tường để quan sát. Nếu lớp sơn phủ đều và không để lại vết xước thì sơn tường đã đạt.
Một số mẹo nhỏ cho bạn khi tự sơn nhà
Dưới đây là một số mẹo nhỏ sẽ giúp ích cho bạn khi bạn tự tay sơn nhà:
- Lăn chỗ ít người thấy trước: Mẹo này đảm bảo bạn chưa bao giờ lăn sơn và không có kinh nghiệm lăn. Khi đó, bạn sẽ lăn không đều và khiến màu sơn bị loang lổ. Những vị trí ít thấy sẽ là nơi bạn tập lăn và hạn chế ảnh hưởng tới mỹ quan của căn nhà bạn tới mức cao nhất.
- Lăn sơn cần đều tay: Trong quá trình lăn sơn cần thả lỏng tay và lăn đều để màu sơn được đều.
- Tuyệt đối không bỏ qua các bước xử lý tường nhà cũ trước khi sơn lại
- Xử lý chống thấm
Cần phải xử lý các hiện tượng như thấm nước, ẩm mốc trước khi sơn nhà một cách triệt để. Nếu như không có bước xử lý chống thấm thì lớp sơn mới sẽ gây hư hỏng tường nhà và mất thẩm mỹ.
Khoảng thời gian từ khi xử lý chống thấm đến khi tiến hành sơn là khoảng 2-3 tuần. Lý do mà bạn không sơn ngay sau khi chống thấm là để nước còn thấm trong tường bay hơi ra hết.
- Bả vá tường nhà
Đối với những khu vực bề mặt sau khi tiến hành cạo sạch phải dùng bột bả trét bả trét làm phẳng. Mặc khác, những nơi mà có hiện tượng bị lõm sau hay bị xước thì cũng cần bả vá để làm phẳng. Đây là giai đoạn mất rất nhiều thời gian, sự tỉ mỉ để hoàn thành. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được một công trình đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
- Chà nhám tường
Sau khi những chỗ bả vá khô thì chúng ta bắt tay vào công đoạn chà nhám làm nhẵn. Để góp phần tăng độ bám dính tốt hơn cho lớp sơn mới, hãy chờ chỗ bả vá khô thì bắt tay vào chà nhám.
Trường hợp lớp sơn cũ là sơn bóng thì bạn càng nên chà thật cẩn thận để tăng độ nhám cho bề mặt tường. Lưu ý nên sử dụng có loại nhám có số lớn (từ 120-180), bởi giấy càng thô khi chà sẽ dễ tạo vết xước sâu.
Trên đây là thông tin về cách Sơn Đè Lên Lớp Sơn Cũ Tường chi tiết từ các bước cạo lớp sơn cũ đến quy trình thực hiện được đội ngũ chuyên gia của Ttcompany tổng hợp. Chúc bạn thành công!