[TÌM HIỂU] Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào

Nghiệm thu vật liệu đầu vào là một trong các khâu quan trọng và cơ bản trong quá trình xây dựng. Vậy Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào là gì và được quy định ra sao? Hãy cùng Ttcompany tìm hiểu về vấn đề này ngay bài viết dưới đây.

Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào
Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào

Tại sao cần nghiệm thu vật liệu đầu vào? Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào

Thực hiện nghiệm thu vật liệu đầu vào mang lại nhiều ý nghĩa nhất định. Đó chính là:

Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào
Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào
  • Giúp chủ đầu tư thu nhận công trình, kiểm tra và kiểm định lại công trình.
  • Kiểm tra và đảm bảo công trình có đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng.
  • Nghiệm thu để chắc chắn rằng công trình có được xây dựng theo đúng bản thiết kế, theo đúng hợp đồng.
  • Giúp phát hiện ra lỗi sai nhanh chóng để khắc phục hiệu quả, tránh sai sót về sau.
  • Nghiệm thu công trình để biết lỗi thuộc về trách nhiệm của ai, tìm hướng giải quyết ra sao tốt nhất.

Đó là lý do tại sao cần thực hiện nghiệm thu vật liệu đầu vào. Để thực hiện nghiệm thu sao cho chính xác, hiệu quả thì mọi người cần hiểu rõ tiêu chuẩn nghiệm thu gồm những gì, được quy định như nào.

Căn cứ pháp lý nghiệm thu vật liệu đầu vào

Có những văn bản pháp lý sau đây phục vụ cho công việc nghiệm thu đầu vào như sau:

  • Luật xây dựng Số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
  • Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng;
  • Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • Nghị định Số: 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
  • Thông tư Số: 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
  • Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành liên quan khác;
  • Chỉ dẫn kỹ thuật;
  • Hợp đồng thi công xây lắp.

Các tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu đầu vào

Tiêu chuẩn nghiệm thu xi măng

Tiêu chuẩn TCVN 6260-1995 là tiêu chuẩn người ta thường dùng để đánh giá xi măng. Lượng xi măng nhỏ hơn 40 tấn cần lấy 2 mẫu nghiệm mỗi mẫu gồm 20kg để thí nghiệm. 

Yêu cầu: Phải lấy mẫu nghiệm thu rải rác ở nhiều bao xi măng khác nhau để đảm bảo được tính chính xác. Lấy 2 mẫu và thử nghiệm một mẫu, mẫu còn lại lưu và đối chứng khi cần. Lưu ý: mẫu lưu giữ lại trong 60 ngày, không có khiếu nại sẽ bị hủy. 

Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào
Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào

Tiêu chuẩn nghiệm thu thép

TCVN 1651:2008 là tiêu chuẩn nghiệm thu thép. Quy trình thực hiện nghiệm thu gồm 2 bước:

  • Bước 1: Cắt một đoạn thép dài 1 mét.
  • Bước 2: Cân trọng lượng đoạn thép theo công thức đường kính thép = 0,43 * căn bậc 2 của trọng lượng đoạn thép.

Với số lượng thép dưới 40 tấn chỉ cần lấy một mẫu thử nghiệm. Tuy nhiên mẫu thử nghiệm được lấy ngẫu nhiên từ nhiều loại khác nhau có độ dài từ 50 – 80 cm. Nghiệm thu chất lượng thép cần tính giới hạn chảy, độ bền, co giãn và đường kính thực.

Tiêu chuẩn nghiệm thu cát

Cát xây dựng thường gồm có cát đổ bê tông và cát xây trát. Thực hiện nghiệm thu chất lượng cát xây dựng dựa theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006. Với khối lượng cát dưới 500 tấn thì lấy mẫu nghiệm thu khoảng 100kg.

Cát được lấy nhiều loại khác nhau trộn đều và đóng gói cẩn thận. Sau đó bắt đầu thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng. Tần suất lấy mẫu nghiệm thu với cát xây dựng sẽ là 200m3/1 tổ mẫu.Quy cách mẫu cần lấy sẽ vào khoảng 30kg cho mỗi lần thử nghiệm.

Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào
Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào

Tiêu chuẩn nghiệm thu gạch

TCVN 1450:2009 và TCVN 1451:1998 là 2 tiêu chuẩn để nghiệm thu gạch. Với 50.000 viên gạch sẽ lấy 30 viên gạch bất kỳ để làm mẫu thử. Tiêu chí đánh giá là cường độ nén, độ uốn, kích thước, hình dạng,…

Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông

Nghiệm thu bê tông tùy thuộc vào loại bê tông từ chèn hay bê tông xây dựng. Nếu bê tông tự chèn sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 6476:1999. Cứ 15.000 viên thì chọn ra 20 viên đi làm thí nghiệm chất lượng.

Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào
Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào

Còn đối với bê tông xây dựng cần áp dụng tiêu chuẩn nghiệm thu là TCVN 4453:1995. Đội thực hiện chọn ra 3 mẫu từ cùng một chỗ để làm thí nghiệm. Lấy các mẫu thí nghiệm dựa vào tiêu chuẩn sau:

  • Với bê tông loại khối lớn với 500m3 lấy 1 tổ mẫu.
  • Với bê tông móng bệ máy khối lượng > 50m3 thì lấy 1 tổ mẫu.
  • Với loại bê tông kết cấu khung cột , sàn, dầm cứ 20m3 bê tông lấy một tổ mẫu.

Tiêu chuẩn nghiệm thu vữa

TCVN 3121:1993 là tiêu chuẩn được áp dụng cho nghiệm thu vữa xây. Mỗi hạng mục vữa xây sẽ được lấy một mẫu để nghiệm thu chất lượng.

Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào
Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu Vào

Quy trình kiểm soát vật liệu đầu vào

Vật liệu đầu vào sẽ được kiểm tra chi tiết các chứng từ sau:

  • Chứng chỉ xuất xứ, chứng chỉ chất lượng
  • Chứng chỉ xuất xưởng
  • Chứng nhập hợp quy đối với các vật liệu được quy định trong QCVN 16:2017/BXD …
  • Kết quả thử nghiệm của nhà sản xuất

Vật liệu sẽ được kiểm tra đối chiếu với chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện đặc thù của hợp đồng:

  • Nhãn hiệu, chủng loại, số hiệu
  • Kích thước, màu sắc, độ nguyên vẹn, hạn sử dụng (nếu có)
  • Thông số kỹ thuật

Sau đó mới đến công tác lấy mẫu tần suất theo quy định với sự chứng kiến, xác nhận của các thành phần tham gia (Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công …). Mẫu vật liệu sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm được phê duyệt bởi Chủ đầu tư và tiến hành thử nghiệm các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn.

Đạt và Không đạt – Từ đó tiến hành nghiệm thu vật liệu đầu vào, đồng ý cho sử dụng thi công các hạng mục. Những vật tư không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ ra khỏi công trường. Trong quá trình lưu kho, công tác bảo quản vật liệu cũng được giám sát chặt chẽ để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu, hướng dẫn của nhà sản xuất, tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn hiện hành.

Hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào bao gồm những gì?

Việc nghiệm thu vật liệu đầu vào cần có sự chấp thuận của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và giám sát công trình. Bên cạnh đó bộ hồ sơ nghiệm thu cũng phải được chuẩn bị một cách đầy đủ. Bao gồm: 

  • Bảng trình duyệt vật tư + catalog, thông số kỹ thuật, nhãn hàng chi tiết vật tư trình duyệt + mẫu vật tư (nếu có);
  • Phiếu yêu cầu nghiệm thu;
  • Biên bản nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng;
  • Tài liệu đính kèm: biên bản giao nhận hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, phiếu đóng gói (packing list); vận đơn đường biển (bill of lading); hóa đơn (Invoice); biên bản lấy mẫu thí nghiệm; các kết quả thí nghiệm; chỉ dẫn kỹ thuật,….. 

Trên đây chỉ là những giấy tờ cơ bản. Để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào, bạn cần dựa vào tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu đầu vào. Mỗi loại vật liệu sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá riêng và một đội thực hiện thí nghiệm chất lượng vật liệu khác nhau. 

Việc nghiệm thu trước khi bàn giao công trình giúp rà soát vật liệu còn lại liên quan đến tính chi phí của xây dựng. Với những thông tin mà Ttcompany chia sẻ về Quy Định Về Nghiệm Thu Vật Liệu Đầu giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

You may also like

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *