[GIẢI ĐÁP] Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau Có Tốt Không?

Tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau có phạm kỵ phong thủy hay không? Có nên thiết kế như vậy không? Có cách nào hóa giản vấn đề nếu lỡ thiết kế tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau không? Bài viết dưới đây Ttcompany sẽ giúp bạn trả lời toàn bộ những câu hỏi trên.

Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau
Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau

Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau Có Tốt Không- Nhìn nhận theo khoa học

Nhà vệ sinh là nơi xuất ra nhiều hơi ẩm, mùi hôi cũng như vi khuẩn. Do đó việc đặt nhà vệ sinh cạnh nhà bếp được xem như kém vệ sinh. Đặc biệt khi nhà vệ sinh có thông hơi ra nhà bếp thì vi khuẩn và mùi hôi từ nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng tới nhà bếp.

Về mặt mỹ quan, việc đặt nhà vệ sinh cạnh nhà bếp tạo cảm giác mất vệ sinh và khiến món ăn trở nên kém vệ sinh.

Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau
Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau

Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau Có Tốt Không- Theo phong thủy

Theo như bài viết trước, Bếp Nam Dương đã chia sẻ về: chọn hướng đặt bếp theo tuổi mang nhiều tài lộc vượng khí, đã đề cập đến hướng bếp. Nó vừa ảnh hưởng đến vấn đề hưng vượng của một gia đình, vừa ảnh hưởng đến thuật phong thủy nhà bếp. Nếu các bạn chưa xem thì có thể kích vào link trên để tìm hiểu chi tiết về hướng bếp.

Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau
Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau

Nhưng đối với những ngôi nhà có diện tích tương đối, đến những không gian vừa và nhỏ thì lại cần phải có những tính toán chi tiết và cụ thể, cũng như đáp ứng được vấn đề về phong thủy.  Thường là những thắc mắc của mỗi gia đình khi có nhu cầu chọn hướng đặt bếp hay băn khoăn về hướng đặt bếp.

Dựa trên quan niệm của người phương Đông “ thủy hỏa xung khắc ” – đây là một điều cơ bản trong thuật phong thủy. Theo đó, nhà bếp thường có hỏa (sinh lửa) và nhà vệ sinh luôn có thủy (nước trong nhà vệ sinh), vì thế mà khi chúng được đặt kế bên nhau sẽ gây nên những điều xung khắc và tối kị.

Bếp mang hệ hỏa còn nhà vệ sinh mang hệ thủy, chính thế mà việc thiết lập bếp bên cạnh nhà vệ sinh cần phải tính toán cũng như thiết lập một cách hợp lý, như việc không nên để bếp ở gần ngay cửa vào nhà vệ sinh sẽ tạo ra sự đối nghịch sẽ gây ra những tác động không tốt cho sức khỏe và vượng khí.

Cách hóa giải thiết kế tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau

Thứ nhất, đặt chậu rửa bát gần vòi nước. Vì nhà vệ sinh mang tính thủy cao nên không nên đặt bếp mang tính hỏa gần khu vực này. Tốt nên bố trí bồn rửa và vòi rửa hoặc tủ lạnh dựa lưng vào tường gần nhà vệ sinh vì nó đều mang tính thủy. Hơn nữa điều này còn có thể giúp bạn thuận tiện trong việc xử lý đồ ăn.

Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau
Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau

Thứ hai, đặt đá thạch anh trong nhà vệ sinh. Theo phong thủy, đá thạch anh có dương khí khá vượng nên có thể áp được âm khí từ nhà vệ sinh. Bởi vậy việc đặt đá thạch anh giúp bạn hút bớt âm khí giúp tăng sức mạnh dương khí bằng cách bổ sung nước vào bình thạch anh.

Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau
Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau

Thứ ba, giữ phòng vệ sinh luôn sạch sẽ. Vì nhà vệ sinh là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Vì vậy nếu tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau thì dễ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám vào và lây nhiễm qua các không gian xung quanh. Nên việc giữ nhà vệ sinh là vô cùng quan trọng. Có thể thực hiện bằng một số cách như:

  • Đóng nhà vệ sinh khi không sử dụng là cách đơn giản mà hiệu quả nhất.
  • Sử dụng quạt thông gió cho nhà vệ sinh là một phương án rất thông minh. Toàn bộ khí xấu của không gian sẽ được hút trực tiếp ra khỏi căn phòng giảm ảnh hưởng về thực tế lẫn phong thủy trong phòng.
  • Giữ cho nhà vệ sinh luôn khô ráo để giảm mùi và khí tỏa ra trong căn nhà.
Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau
Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau

Thứ tư, dùng vách ngăn phòng. Với không gian chật chội như những ngôi nhà chung cư thì việc bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau. Vì vậy một chiếc vách ngăn có thể hạn chế được việc này vì căn bản lúc này vách ngăn đóng vai trò như một bức tường mới.

Thứ năm, hóa giải tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau bằng rèm. Rèm cửa cũng như vách ngăn nó đều đóng vai trò như một lớp ngăn cách mới phân bổ 2 không gian này.

Như vậy, bài viết trên đây Ttcompany đã cùng mọi người tìm hiểu về việc Tường Bếp Và Tường Nhà Vệ Sinh Chung Nhau có tốt không và cách hóa tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau hiệu quả nhất. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong thiết kế tổ ấm của mình phù hợp với phong thủy nhất.

You may also like

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *