Chuồng trại là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi lợn. Cùng Ttcompany tham khảo bản vẽ thiết kế chuồng nuôi lợn trong bài viết sau đây.
Nguyên Tắc Khi Thiết Kế Chuồng Nuôi Lợn
Một nguyên tắc bất di bất dịch cho các chủ trang trại nuôi lợn khi làm chuồng đó là phải phân chia và thiết kế các khu nuôi lợn khác nhau, không nuôi chung nếu không cùng lứa. Bao gồm:
- Khu nuôi lợn đực giống
- Khu nuôi lợn sinh sản
- Khu nuôi lợn con cai sữa
- Khu nuôi lợn nái chờ phối và chăm sóc giai đoạn chửa
- Khu chăn nuôi lợn thịt
Trong đó chuồng nuôi heo thịt xuất bán cần phải thiết kế hợp lý, khoa học để thuận tiện cho khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh từ đó cung cấp sản lượng thương phẩm tốt nhất, chất lượng nhất cho thị trường, giảm hao hụt khi chăn nuôi.
Vị trí xây chuồng lợn
Vị trí làm chuồng phải phù hợp với quy mô, quy hoạch của địa phương, đúng với quy trình chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, cơ giới hóa.
- Nguyên tắc chung khi lựa chọn vị trí làm chuồng nuôi lợn công nghiệp như sau:
- Chọn chuồng ở khu đất cao ráo, dễ thoát nước, yên tĩnh nhưng vẫn nằm trong quy hoạch chung của xã phường.
- Khu vực xây chuồng hiện tại nên xem xét đến khả năng mở rộng quy mô sau này.
- Thiết kế chuồng lợn phải cách tối thiểu: đường quốc lộ từ 0,5 – 1kg, khu dân cư 3km, đường tàu hỏa 100m, khu công nghiệp 100m
- Chọn nơi gần nguồn cung ứng thức ăn, vật tư, giống, nguồn nước, nguồn điện vùng tiêu thụ.
- Không chọn địa điểm cạnh chuồng nuôi của các con vật khác để tránh lây lan bệnh. Khoảng cách tối thiểu 1km.
Vị trí xây chuồng sẽ bao gồm các nhóm công trình liên quan:
- Khu xây hầm chứa chất thải, hầm biogas
- Khu chế biến thức ăn chăn nuôi lợn
- Chuồng cách ly, trạm thú ý
- Khu cấp nước cho đàn lợn nuôi nhốt
- Khu chuồng nuôi lợn. Trong đó, khu chuồng nuôi lợn thịt sẽ cách xa các công trình phụ với khoảng cách tối thiểu: trạm thú y 500m, khu lợn cách ly 200m, bãi chôn gia súc bị bệnh 400m.
Kiểu chuồng nuôi lợn
- Chuồng nuôi lợn công nghiệp
Ưu điểm: Giảm công lao động, tăng năng suất lao động; hạn chế bệnh tật; quản lý tốt đàn lợn; tiết kiệm diện tích.
Nhược điểm: Chi phí xây dựng cao, có thể làm chậm sự sinh trưởng, phát dục và tuổi phối giống lần đầu, tỷ lệ thụ thai ở nái hậu bị thấp hơn, ảnh hưởng đến quyền vật nuôi.
- Chuồng nuôi lợn nái
Thuận tiện cho lợn nái và lợn con, duy trì vệ sinh tốt, lợn con bú dễ dàng; khu vực cho lợn con nằm tối thiểu là 1 m2; khu vực lợn nái nằm phải mát (18 – 22 độ C);
Cũi lợn nái dài ít nhất 2 m, rộng 60 – 70 cm, cao 1 – 1,2 m; 1 ô nái đẻ rộng 1,6 – 2,0 m, dài 2,2 – 2,4 m; có núm uống riêng cho lợn nái và lợn con.
Cũi lợn nái đẻ: Sử dụng sắt tròn, ống nước Ø34 để uốn khung. Có thể dùng gỗ để đóng cũi lợn nái đẻ.
Nền bê tông hoặc sàn bê tông đục lỗ; sàn sắt, gang hoặc bằng nhựa với các khe hở rộng khoảng 0,8 – 1 cm.
Thành chuồng (tấm ngăn): Thành chuồng phải đảm bảo chiều cao 0,5 – 0,6 m. Có thể làm bằng sắt với các chấn song có khoảng cách 5 cm hoặc có thể làm bằng một số vật liệu khác như tấm nhựa hoặc gỗ.
- Chuồng nái chờ phối
Kích thước ô nái chửa và chờ phối: Rộng 0,65 – 0,70 m; Cao 1 – 1,1 m; Dài 2,2 – 2,4 m.
Nền chuồng phải đảm bảo vững chắc, tránh trơn trượt
Máng ăn: Máng ăn riêng biệt cho từng ô hoặc sử dụng máng dài chung cho cả dãy chuồng.
Nước uống: Vòi uống tự động ở từng ô hoặc bơm nước cho tất cả uống chung ở máng dài
Vật liệu làm chuồng:
Khung cũi: Dùng sắt đặc Ø16 hoặc ống nước Ø21 hoặc Ø34
Nền chuồng: Nền chuồng cho lợn nái chửa và chờ phối có thể làm nền đổ bê tông hoặc lát gạch với độ dốc đảm bảo từ 2 – 3%.
Với những trang trại có điều kiện đầu tư thì có thể làm nền với toàn bộ hoặc 1/3 phía sau là tấm đan bê tông có khe rộng 2 – 2,5 cm, làm theo cách này thì chuồng trại sẽ khô ráo, sạch sẽ hơn và giảm công dọn dẹp.
- Chuồng lợn đực
Lợn đực có đặc điểm thần kinh luôn hưng phấn do đó chuồng nhốt lợn đực phải đảm bảo chắc chắn.
Chất lượng tinh dịch của lợn đực bị ảnh hưởng khá lớn khi nhiệt độ môi trường cao, vì vậy chuồng nhốt lợn đực phải đảm bảo thoáng mát. Nhiệt độ thích hợp cho lợn đực là từ 16 – 20 độ C.
Chuồng lợn đực được bố trí sát ngay với khu vực nhốt lợn nái hậu bị và nái chờ phối.
Diện tích chuồng:
– Nếu chuồng chỉ sử dụng để nhốt đực thì kích thước thường là 2 x 2 m.
– Nếu sử dụng chuồng lợn đực làm nơi phối giống hoặc khai thác tinh thì kích thước cần thiết tối thiểu là 10 m2 với kích thước chiều ngắn nhất không được dưới 2,5 m
Vách ngăn: Chiều cao vách ngăn cho chuồng lợn đực từ 1,3 – 1,5 m với chấn song bố trí theo chiều dọc và được hàn chắc chắn.
Nền chuồng: Có thể là nền bê tông đặc hoặc nền bằng tấm đan bê tông có lỗ, mặt nền phải chắn chắn, tránh trơn trượt vì sẽ ảnh hưởng đến chân, móng của lợn đực. Với sàn bê tông đặc, độ dốc cần thiết là từ 2 – 3%.
Vòi uống nước tự động được bố trí cách mặt sàn từ 80 – 90 cm.
- Chuồng lợn con sau cai sữa
Được sử dụng cho lợn con từ sau cai sữa đến khi 60 – 70 ngày tuổi.
Lợn con sau cai sữa cần được sống trong điều kiện khô ráo, sạch sẽ, có điều kiện nhiệt độ cũng như tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp.
Nhiệt độ chuồng nuôi phải đảm bảo 28 – 20 độ C.
Sàn chuồng lợn sau cai sữa có thể dùng tấm nhựa, sắt, tấm đan bê tông hoặc gỗ.
Chiều dài máng ăn 20 cm/con. Máng có thể làm bằng tôn hoặc nhựa PVC.
Diện tích chuồng 0,35 m2/con với loại chuồng có sàn lỗ hoặc 0,5 m2/con đối với loại chuồng nền.
Chiều cao thành chuồng từ 0,6 – 0,7 m.
Vòi uống nước từ động được bố trí ở cuối chuồng, cách xa máng ăn và có chiều cao cách sàn khoảng 25 cm.
Kích thước mỗi ô chuồng phụ thuộc vào quy mô trang trại, số con nhốt/ô và trọng lượng xuất chuồng. Nên bố trí chuồng hình chữ nhật với tỷ lệ dài/rộng là 2/1 hoặc 3/1.
Nền chuồng có thể là nền bê tông đặc với độ dốc 3 – 5%, sàn bê tông có lỗ hoặc kết hợp cả 2 dạng trên.
Trong chuồng nên chia làm 2 khu vực: Khu vực để ăn ngủ và khu vực vệ sinh. Nên thiết lập bậc xuống từ 3 – 5 cm giữa khu vực ngủ và khu vực vệ sinh. Tạo cho lợn có thói quen đi vệ sinh đúng chỗ.
Máng ăn cho lợn được đặt trong vùng ngủ còn vòi uống nước được đặt ở khu vực vệ sinh. Vách ngăn có chiều cao 80 cm, có thể xây bằng gạch hoặc dùng các tấm ngăn với các chấn song sắt.
- Kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên
Chuẩn bị khu vực xây chuồng trại
- Vị trí làm chuồng
+ Chuồng nuôi lợn rừng phải làm trên nền đất cao ráo
Tuy ban ngày lợn rừng thích tắm mình trong đầm khiến toàn thân lấm lem nhưng khi ngủ, chúng lại chọn ở nơi cao ráo, sạch sẽ.
Ngoài ra, nếu khu làm chuồng trũng xuống, ngập nước khi mưa thì sẽ phát sinh mầm bệnh, bọ chét, vắt, ký sinh khiến cho đàn lợn dễ bị bệnh, giảm năng suất chăn nuôi.
Xung quanh chuồng nuôi phải đào mương rãnh thoát nước để đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ.
+ Khu làm chuồng nuôi nên có đất đai màu mỡ
Lợn rừng hiếu động, thích chạy rông, dụi mõm xuống đất, húc phá gốc cây, ủi đất tìm trùn, dế, rau củ quả để ăn… Đó cũng chính là nguồn thức ăn phòng phú cho lợn rừng, giúp giảm chi phí chăn nuôi.
Khu vực đất đai màu mỡ thường có ánh sáng chiếu hài hòa vào buổi sáng, đầy đủ tốt cho sự phát triển của đàn lợn, đồng hóa Ca, P. Ngoài ra ánh sáng tự nhiên còn sát trùng chuồng lợn rừng rất tốt.
Đất đai màu mỡ, cây cối xanh mát cũng là môi trường lý tưởng cho lợn rừng, phù hợp với tập tính của chúng. Thực tế khu vực đất cằn cỗi, bỏ hoang thì sẽ phát sinh nhiều bệnh tật làm lợn chậm phát triển.
+ Chuồng nuôi lợn rừng phải tránh xa khu dân cư
Lợn rừng vốn dữ tợn hơn lợn nhà, thế nhưng bản tính của chúng lại nhút nhát, thấy bóng người sẽ chạy trốn vào nơi kín đáo. Tuy lợn rừng nuôi công nghiệp đã được thuần dưỡng những vẫn khá nhát. Do đó chuồng lợn phải tránh xa khu dân cư để tránh tiếng ồn.
Nếu nuôi với số lượng ít khoảng trên dưới chục con thì không sao nhưng nuôi tập trung số lượng lên đến cả 100, 1000 con lợn rừng thì chất thải rất nhiều. Cần phải làm chuồng xa khu dân cư để tránh ô nhiễm, tránh tiếng ồn từ đàn lợn.
+ Chuồng trại lợn rừng phải gần nguồn nước ngọt và sạch
Nguồn nước sạch vừa cung cấp cho lợn uống hàng ngày, vừa dùng để chế biến thức ăn, tắm rửa cho lợn, tẩy uế chuồng trại chăn nuôi.
Ngoài ra, nước sạch còn dùng để tưới tiêu các loại rau củ quả phục vụ nuôi lợn. Lợn lòi còn rất thích ăn bèo tây, nếu cạnh chuồng nuôi có một ao nước thả bèo thì tiện còn gì bằng.
Nếu không gần nguồn nước sạch thì khi dùng nước giếng khoan, cần đảm bảo chỉ số vi khuẩn E.Coli không vượt quá 1000 con/lít
+ Làm chuồng lợn rừng gần chợ
Nuôi lợn lòi cạnh chợ để tận dụng các loại rau, củ, quả thừa ở chợ mang về cho lợn ăn hàng ngày. Cách này giúp giảm được một phần đáng kể chi phí thức ăn.
+ Không phát triển mô hình nuôi lợn rừng trên khu chuồng lợn nhà
Không nên tận dụng các khu vực này để nuôi lợn rừng vì mầm bệnh từ lợn nhà có thể tiếp tục lây lan sang cả đàn
- Hướng chuồng nuôi
Bố trí chuồng nuôi theo hướng Đông – Tây là tốt nhất. Vị trí này sẽ đón nắng vào buổi sáng, tốt cho sự phát triển của đàn lợn.
Ở miền Bắc và khu vực miền Trung (đặc biệt vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) có thể làm cửa chuồng theo hướng Đông – Nam để tránh gió mùa đông bắc, gió lào.
- Vật liệu làm chuồng
Các vật liệu xây dựng chuồng lợn chủ yếu là gạch, gỗ, tre, nước, cột bê tông, mái tôn lạnh, lá cọ lợp mái, lưới thép B40…
Cách sắp xếp bố trí mặt bằng
Hướng chuồng phải lấy hướng gió Đông Nam. Bố trí sắp xếp các dãy chuồng phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại heo. Khoảng cách giữa các chuồng phải cách xa nhau từ 1,5 – 2h (h là chiều cao của chuồng). Khoảng cách giữa 2 hồi nhà phải cách nhau từ 8 – 10m.
Ngoài cổng chính vào trại là nhà trực và tiếp khách, vị trí nằm ở phía Đông nam và có hố sát trùng ở cửa vào trại.
Nhà công nhân và cán bộ kỹ thuật lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô của trại và số lượng cán bộ công nhân cần ở trong trại.
- Nhà kho tạm thời để thức ăn đã được nghiền và chuẩn bị để hỗn hợp.
- Nhà chế biến thức ăn tùy thuộc vào lượng đầu heo trọng trại (quy mô).
Tháp và bể nước làm sao để cung cấp nước cho đàn heo của trại với tiêu chuẩn là:
- Heo nái/100 lít/ngày đêm/1 con.
- Heo thịt 50lít/ngày đêm/1 con.
- Heo con 25 lít/ngày đêm/1 con.
Từ có ta tính chung cho nhu cầu toàn trại và tính toán để có lượng nước đủ cho nhu cầu đàn heo và các hoạt động khác của toàn trại. Nhà lấy tinh, phát triển chế tinh dịch thường làm ở nơi gần với chuồng heo đực giống. Nhà chế biến phân (nằm ở phía Đông bắc của trại) tùy theo quy mô của trại để xây dựng:
- Quy mô vừa thì 0,06 – 0,07 m2 / 1 con
- Quy mô lớn 0,05 – 0,06 m2 / 1 con
Sắp xếp mặt bằng cho các công trình trong 1 trại chăn nuôi heo:
- 1. Cổng vào
- 2. Nhà trực
- 3. Nhà công nhân kỹ thuật
- 4. Giếng nước
- 5. Tháp nước
- 6. Nhà lấy tinh và pha chế tinh dịch
- 7. Nhà kho chứa thức ăn
- 8. Nhà chế biến thức ăn
- 9,10,11,12. các dãy chuồng nuôi
- 13. Nhà chế biến phân
- 14. Cổng phụ
Bản vẽ thiết kế chuồng nuôi heo cơ bản
Điều quan trọng nhất bà con cần ghi nhớ trong bất cứ bản vẽ thiết kễ chuồng nuôi lợn nào là cần lựa chọn khu vực xa khu dân cư, đường xá thuận tiện ngoài ra cần tìm một khu vực xa khu dân cư có nguồn nước sạch, diện đầy đủ để đảm bảo tất cả điều kiện tốt nhất cho chăn nuôi.
Đối với chuồng nuôi heo cơ bản sẽ bao gồm chuồng heo chửa, heo đực, heo nái, heo cai sữa, heo thịt. với diện tích như sau: 50m*8m = 400ms.
Trung bình giá xây dựng khoảng 500.000 VNĐ ta có chi phí khoảng: 200.000.000 VNĐ
Đây là bản về với quy mô 24 ô nái chửa, 1 ô đực giống, 6 ô nái đẻ, 8 ô nuôi heo thịt.
Bản chuồng nuôi heo có chứa máng ăn núm uống
Bà con hoàn toàn có thể tham khảo mẫu bản vẽ này đó cũng là giải pháp hay được rất nhiều người lựa chọn.
Bản vẽ xây dựng chuồng heo đẻ
Với chuồng heo đẻ thì ta nên xây sàn nhựa đan bê tông để chống trơn cho heo đi kèm với đó là có máng ăn và núm uống 1,8m x 2,2m; Chi phí: 6 bộ x 5.200.000đ = 31.200.000 đ
Dựa vào bản vẽ thiết kế chuồng nuôi lợn để thiết kế chuồng trại đúng với định hướng nuôi sẽ các chủ trang trại tiết kiệm chi phí, dễ quản lý, chăm sóc, năng suất cao. Ttcompany cúc bà con phát triển tốt và “bội thu” với mô hình chăn nuôi này!