Trong bài viết này cũng Ttcompany tìm hiểu về khung bản vẽ kỹ thuật nhé!
Bản vẽ kỹ thuật là gì?
Hiểu một cách đơn giản, bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ để các kiến trúc sư, nhà thiết kế mô tả kích thước, hình dáng, đặc tính, vật liệu kỹ thuật… của các chi tiết, kết cấu, vật thể…
Cũng có thể nói bản vẽ kỹ thuật là tác phẩm mà ngành kỹ thuật tạo ra, nó là cầu nối giữa thiết kế, thi công và sử dụng sản phẩm của kỹ thuật. Trong bản vẽ kỹ thuật gồm các hình biểu diễn như hình cắt, hình chiếu, các yêu cầu kỹ thuật, số liệu ghi kích thước…
Bản vẽ kỹ thuật được vẻ dựa trên một quy tắc thống nhất để thể hiện chính xác độ lớn, kết cấu, hình dáng của vật thể. Ngoài ra, bản vẽ này được xem là tài sản trí tuệ khi được đăng ký bản quyền và có thể tiến hành trao đổi, mua bán.
Ngày xưa bản vẽ kỹ thuật thường được biểu diễn dưới dạng 2D. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ khoa học đã cho ra đời các bản vẽ dưới dạng 3D với khả năng mô tả vật thể chi tiết và trực quan hơn.
Tại sao phải sử dụng bản vẽ kỹ thuật?
Bản vẽ kỹ thuật là một tài liệu cơ bản nhất và thể hiện đầy đủ thông tin nhất để chỉ đạo quá trình sản xuất, dựa vào đó người gia công tiến hành sản xuất và chế tạo ra sản phẩm.
Nó là phương tiện giao tiếp (thiết kế, thi công, sử dụng sản phẩm) trong kỹ thuật, nó bao gồm các hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt..), các số liệu ghi kích thước, các yêu cầu kỹ thuật…., nó được vẽ theo một quy tắc thống nhất (ISO) nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn… của vật thể.
Ngoài ra có thể nói bản vẽ kỹ thuật là một loại tài sản trí tuệ, được đăng ký bản quyền, được mua, bán trao đổi.
Khung bản vẽ kỹ thuật là gì?
Khung bản vẽ kỹ thuật là một phần quan trọng của bản vẽ được hình thành cùng lúc với quá trình thành lập bản vẽ. Khung tên bản vẽ kỹ thuật bao hàm các nội dung của sản phẩm được biểu diễn và những người liên quan đến bản vẽ. Nội dung, kích thước và vị trí đặt khung tên đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam.
Trình bày khung bản vẽ và khung tên
Khung tên đặt tại vị trí dọc theo cạnh của khung vẽ, góc bên phải phía dưới. Khổ giấy A4 có khung tên đặt theo cạnh ngắn còn khổ giấy khác thì đặt theo cạnh dài của bản vẽ.
Bất kỳ một bản vẽ kỹ thuật nào cũng đều có khung hình vẽ. Khung hình vẽ được thể hiện bằng nét cơ bản, cách mép tờ giấy một khoảng 5mm, cạnh trái cách mép tờ giấy từ 15-20mm. Khổ giấy được lựa chọn để thiết kế bản vẽ thường là giấy A0, A1, A2, A3, A4.
Nhiều bản vẽ có thể đặt chung trên một tờ giấy nhưng mỗi bản vẽ phải có khung tên và khung bản vẽ riêng, khung tên của mỗi bản vẽ phải đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có dấu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ đó.
Kích thước khung tiêu chuẩn cho các bản vẽ A1, A2, A3, A4
Nội dung và kích thước của bản vẽ tiêu chuẩn đối với khung bản vẽ kỹ thuật và hộp tên được quy định trong TCVN 3821-83. Có hai loại khung và hộp tên: nhà máy sử dụng, nhà máy sử dụng và trường học.
Khung bản vẽ A4, A3 và cách bố trí khung tên bản vẽ kỹ thuật
Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm cách mép giấy 5 mm. Riêng một cạnh để đóng gim bản vẽ để cách mép 20 mm.
Khung tên bản vẽ kỹ thuật được đặt dọc theo cạnh của khung bản vẽ. Đối với khổ giấy A4 khung tên bản vẽ luôn luôn đặt theo cạnh ngắn, còn đối với các khổ giấy khác thường đặt theo cạnh dài.
Trong một số trường hợp có lý do xác đáng cho phép đặt đứng khổ giấy, khi đó khung tên được đặt theo cạnh ngắn.
Khung tên bản vẽ kỹ thuật dùng trong trường học
Trong đó:
– Ô số 1: Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết.
– Ô số 2: Vật liệu của chi tiết.
– Ô số 3: Tỉ lệ.
– Ô số 4: Kí hiệu bản vẽ.
– Ô số 5: Họ và tên người vẽ.
– Ô số 6: Ngày vẽ.
– Ô số 7: Chữ ký của người kiểm tra.
– Ô số 8: Ngày kiểm tra.
– Ô số 9: Tên trường, khoa, lớp.
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà bạn cần biết để có thể trình bày một khung bản vẽ kỹ thuật đúng tiêu chuẩn. Hy vọng Ttcompany đã giúp bạn có được những kiến thức hữu ích trong lĩnh vực kỹ thuật.