[TÌM HIỂU] Bản Vẽ Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh Chuẩn Kỹ Thuật

Việc tham khảo bản vẽ Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh trước khi xây dựng thiết kế nhà vệ sinh của mình mà không có điều kiện thuê kiến trúc sư là điều khá quan trọng. Để nhà vệ sinh của mình thể hiện đầy đủ công năng mà không gây phiền toái mỗi khi sử dụng, bạn cần nghiên cứu và thiết kế  mặt bằng nhà vệ sinh hợp lý. Sau đây là bài tổng hợp của Ttcompany một số mặt bằng nhà vệ sinh tùy theo diện tích bạn dành cho khu vực vệ sinh này.

Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh
Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh

Những nguyên tắc cần lưu ý khi thiết kế Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh

Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh
Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh

Mặt bằng nhà vệ sinh được vẽ ra để thể hiện bao quát ý tưởng về kích thước và cách bố trí nội thất, đường ống trong không gia phòng vệ sinh. Chính vì thế mà bạn cần sự tỉ mỉ và tính toán cao để quá trình thi công đơn giản và đạt được kết quả đúng như kỳ vọng.

Phân khu chức năng nhà vệ sinh hợp lý

Một nhà vệ sinh thông thường cơ bản sẽ có 3 khu chức năng chính là khu rửa, khu xí và khu tắm hoặc nếu phân theo 2 khu thì sẽ là khu rửa – xí và khu tắm. Tùy vào hình dạng, kích thước của mặt bằng nhà vệ sinh mà bạn sẽ cần phải có những cách bố trí phù hợp. 

Tốt nhất là các khu chức năng nên được bố trí theo nhu cầu sử dụng của gia đình, nơi nào được sử dụng nhiều thì nên đặt ở ngoài. Thường thấy nhất là lavabo, gương được đặt ở gần cửa, sau đó là khu xí và khu tắm để hợp phong thủy. 

Nhà vệ sinh nên có cấu tạo chống thấm

Chống thấm nước là điều kiện tiên quyết khi bạn tiến hành thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh. Việc đảm bảo yêu cầu chống thấm nhằm để tránh những tình trạng rò rỉ nước trong quá trình sử dụng. 

Theo đó, gia chủ nên sử dụng vật liệu nền, tường, mẫu cửa phòng vệ sinh có khả năng chống thấm nước tốt. Bạn nên ghi chú điều này trên bảng thiết kế mặt bằng bố trí nhà vệ sinh để dựa theo đó mà thi công đúng với thực tiễn để giữ cho nhà vệ sinh luôn được khô thoáng và sạch sẽ.

Bố trí kỹ thuật đường ống, thiết bị

Các đường ống và thiết bị vệ sinh nên được bố trí dựa theo diện tích và kiến trúc của ngôi nhà. Nhìn chung cần đảm bảo một số tiêu chuẩn sau để việc xây dựng nhà vệ sinh trở nên đơn giản và dễ dàng hơn:

  • Chú ý không gian tối thiểu giữa thiết bị vệ sinh tính từ trung tâm vật dụng. Ví dụ: khoảng cách nhỏ nhất giữa tâm bồn cầu và kệ trang trí nhà vệ sinh là 76cm. 
  • Bố trí nguồn điện hợp lý đảm bảo các khoảng cách và vị trí đặc biệt. Ví dụ: như cần có ổ điện ngay cửa ra vào.
  • Bố trí diện tích từng không gian khoa học, phù hợp. Ví dụ: như kích thước tối thiểu của phòng tắm sen là 91.5cm*91.5cm.

Phân bổ ánh sáng và hệ thống thông gió

Ánh sáng là điều kiện bắt buộc đối với bất kỳ không gian nào trong nhà ở và phòng vệ sinh cũng không ngoại lệ. Nguồn sáng trong phòng vệ sinh chủ yếu là ánh sáng nhân tạo từ đèn, tuy nhiên nếu được thì bạn hãy bố trí phòng tắm sao cho đón được ánh sáng tự nhiên để nhà tắm trông dễ chịu và hợp phong thủy hơn. 

Bên cạnh nguồn sáng, hệ thống thông gió cũng là điều mà bạn cần chú ý khi thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh hiện đại ngày nay đều có sử dụng các hệ thống thông gió, quạt hút. Nếu nhà bạn không lắp đặt hệ thống này thì cũng có thể tận dụng cửa sổ để thoáng khí. Hoặc xây dựng vách ngăn bằng kính để phân tách khu xí với khu rửa và khu tắm, tránh mùi hồi khó chịu.

Bản vẽ mặt bằng cho nhà vệ sinh nhỏ

Nhà vệ sinh nhỏ là mẫu nhà vệ sinh chỉ gồm một số sản phẩm cơ bản như lavabo, bồn tắm, bồn cầu. Các thiết bị khác có trong phòng vệ sinh như vòi sen, kệ giá treo, gương treo tường, phụ kiện cũng có kích thước tương đối nhỏ. Nên thường không được thể hiện bên trong bản vẽ. Và bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh nhỏ cũng rất đơn giản.

Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh
Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh

Có thể thấy trên bản vẽ mặt bằng này chỉ thể hiện 3 thiết bị nhà vệ sinh cơ bản là bồn cầu, lavabo và bồn tắm.

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh nhỏ gọn 1, 2

Ở mẫu mặt bằng đầu tiên, phòng vệ sinh có chiều rộng 1.6m. Còn 3 mẫu mặt bằng còn lại đều có chiều rộng là 1.7m.

Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh
Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh

Hai bản vẽ đầu tiên đều được bố trí theo một cách là đặt bồn cầu và lavabo ngay bên phải cửa. Còn bồn tắm được đặt ở vị trí trong cùng. Tạo sự thuận tiện tối đa cho mọi người khi di chuyển hay tiến hành vệ sinh, dọn rửa. Khoảng rộng được tạo ra khi bố trí phòng theo chiều sâu cũng tương đối lớn. Nó đem đến cảm giác rộng rãi cho chủ nhân ngôi nhà.

Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh nhỏ gọn 3, 4

Ở bản vẽ thứ 3, cửa ra vào được đặt ở vị trí bên tay trái. Bồn cầu và lavabo đặt đối diện cửa ra vào. Khoảng trống bên trong cửa có phần eo hẹp hơn so với mặt bằng 1 và 2.

Ở bản vẽ cuối cùng, cửa ra vào được đặt ở phần giữa, còn lavabo và bồn cầu được đặt ở bên cạnh cửa. Khi bước vào nhà vệ sinh, mọi người sẽ cảm thấy rộng rãi hơn so với mẫu mặt bằng 3.

Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh
Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh

Nếu nhà vệ sinh của bạn không sử dụng bồn tắm có thể lược bớt bồn tắm ra khỏi bản vẽ mặt bằng của mình. Việc lược bớt những thứ không cần thiết sẽ giúp quá trình thi công diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn.

Bản vẽ nhà vệ sinh đẹp cho biệt thự

Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh
Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh

Đối với biệt thự, điều mà gia chủ và các nhà thiết kế chú ý đến trong bản vẽ nhà vệ sinh là độ dốc về mặt bằng. Thông thường, sàn vệ sinh dạng này có độ dốc từ 1,5 – 2cm để thoát nước dễ dàng. Nếu diện tích nhà vệ sinh thì độ dốc có thể nhỏ hơn.

Trong quá trình thiết kế cũng như thi công, cần chú ý đến code sàn nhà vệ sinh. Cụ thể, code nhà vệ sinh phải thấp hơn code sàn nhà chính 1 – 2cm. Trường hợp code sàn vệ sinh đã cao hơn thì cần lát thêm một lớp gạch chắn trước cửa để nước không tràn ra ngoài.

Bản vẽ nhà vệ sinh cho nhà chung cư

Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh
Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh

Bản vẽ nhà vệ sinh đẹp dành cho chung cư chia làm 3 khu vực chính gồm: Khu vực tắm đứng, bồn cầu và bồn rửa. Ngoài việc thông thoáng, gia chủ còn cần chú ý đến việc phân biệt giữa nơi khô và ướt.

Trong đó, khu vực tắm đứng là nơi ướt, cần tách biệt, không thể nước chảy ra sàn bên ngoài. Một vài phương án có thể tham khảo là dùng màn, vách kính hay tạo ra một nền cao. Còn khu vực khô sẽ lắp đặt bồn cầu và bồn rửa.

Tầm quan trọng của bản vẽ Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh

Đối với những căn nhà đơn giản mà nhà vệ sinh chỉ cần đặt bồn cầu, vòi tắm và bồn rửa thì có thể không cần đến bản vẽ.

Nhưng đối với những căn nhà hiện đại mà ở đó nhà vệ sinh được xem là một không gian quan trọng thì không thể không có bản vẽ trước khi xây dựng.

Với bản vẽ đầy đủ, chi tiết và khoa học, bạn sẽ có được:

  • Sự logic và nhất quán: Nhà vệ sinh được thiết kế dựa trên mong muốn của chủ nhà nhưng sẽ do kiến trúc sư thiết kế và thợ thi công thực hiện. Bản vẽ được xem là công cụ giao tiếp để những người liên quan có thể hiểu được ý của nhau và thực hiện nhất quán xuyên suốt.
  • Ước lượng vật tư: Nhìn vào bản vẽ, bạn sẽ biết được phòng vệ sinh cần sử dụng vật tư gì, số lượng bao nhiêu, từ đó chuẩn bị đầy đủ, tránh thừa gây lãng phí hoặc thiếu gây gián đoạn thi công.
  • Dự trù chi phí: Bạn có thể tính toán được chi phí để xây nhà vệ sinh dựa trên các thông tin về vật tư sử dụng thể hiện trên bản vẽ. So với việc xây dựng trong mông lung thì việc có bản vẽ sẽ dễ dàng tính toán chi phí và kiểm soát chi phí phát sinh hơn.
  • Đẩy nhanh tiến độ: Một bản vẽ hoàn chỉnh và hợp lý sẽ giúp thợ dễ dàng thi công và rút ngắn thời gian.
  • Hạn chế thấp nhất các sai sót: Chỉ cần bản vẽ được thiết kế hợp lý và khoa học thì thợ thi công sẽ nhìn vào đó và xây dựng theo ý của gia chủ, tránh người nói một đằng người hiểu một nẻo dẫn đến sai ý cần sửa chữa lại.
Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh
Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh

Trên là bài tổng hợp các bản vẽ Mặt Bằng Bố Trí Nhà Vệ Sinh đẹp trong thiết kế dân dụng dành mà Ttcompany đã đúc kết được trong quá trình bán hàng của mình. Hy vọng, bài viết sẽ giúp ích được bạn đọc trong việc thiết kế mặt bằng chi tiết nhà vệ sinh. 

You may also like

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *