[THAM KHẢO] Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng Chuẩn Nhất Hiện Nay

Dưới đây là những Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây DựngTtcompany chia sẻ cho các bạn. Nhằm phục vụ việc báo giá cho các khách hàng lĩnh vực xây dựng. Giúp tiết kiệm thời gian cho các bạn trong quá trình kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng hiện nay. Cùng theo dõi nhé!

Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng
Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng

Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng là gì?

Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng
Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng

Mẫu bảng báo giá là mẫu bảng báo giá được công ty lập ra để báo giá sản phẩm cho công ty, doanh nghiệp khác. Mẫu bảng báo giá nêu rõ số lượng sản phẩm, tên sản phẩm, giá thành, đơn vị tính…

Ngoài ra, báo giá hay mẫu báo giá là một tài liệu quan trọng được sử dụng trong kinh doanh, cũng có thể chứa bản phân tích công việc bạn sẽ làm cho khách hàng của mình.

Khách hàng khi quan tâm tới một sản phẩm bất kỳ tức là họ đang quan tâm tới 2 khía cạnh: một là chất lượng sản phẩm, hình dáng, màu sắc, chất liệu; hai là giá thành của sản phẩm đó.

Tùy trường hợp và đối tượng khách hàng, một số ưu tiên về chất lượng, mẫu mã hơn giá thành, một số khách hàng lại quan tâm giá thành hơn.

Bên cạnh đó, bảng báo giá còn là căn cứ thỏa thuận về giá cả trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Do vậy, về tương quan, bảng báo giá và bảng giới thiệu thông tin sản phẩm là 2 yếu tố đều có vai trò quan trọng ngang nhau trong hoạt động mua bán hàng hóa.

Vai trò của mẫu báo giá đối với công ty và doanh nghiệp

Trong một thị trường kinh tế đang ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì các công ty hay doanh nghiệp muốn nâng tầm thương hiệu và chất lượng của mình lên một tầm cao mới. Thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng được cho mình một bảng mẫu báo giá thật ấn tượng để sử dụng trong các hoạt động kinh doanh và mua bán hàng hóa đối với các đối tác và khách hàng.

Chỉ khi bạn bỏ ra nhiều thời gian và tâm huyết của mình để thiết kế và tạo nên một form mẫu báo giá độc đáo và ấn tượng thì mới có thể tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng và nâng cao được chất lượng của doanh nghiệp.

Một mẫu bảng báo giá đúng chuẩn sẽ giúp người đọc khi nhìn vào bảng này sẽ nhìn thấy được số lượng sản phẩm, đơn giá sản phẩm và tổng tiền sản phẩm bán ra cũng như mua vào đối với từng công ty hay doanh nghiệp.

Nếu bạn sử dụng bảng báo giá để thống kê và tính toán theo từng tháng thì có tính toán và ước lượng ra được doanh thu của từng doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có các hoạt động chỉ thiên về mua bán hàng hóa.

Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng
Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng

Để tạo điều kiện phát triển cho công ty và doanh nghiệp thì bên cạnh việc chuẩn bị một số văn bản hồ sơ thực sự ấn tượng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Thì bên cạnh đó bạn cũng cần phải tạo được một bảng báo giá đầy đủ và đúng chuẩn nhất để có thể thuyết phục khách hàng tin dùng và lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp mình.

Nếu trong trường hợp công ty của bạn chưa chuẩn bị những mẫu báo giá một cách đầy đủ và bất ngờ nhận được yêu cầu báo giá từ khách hàng cần. Và khi đó, khách hàng không nhận được một bảng báo giá đúng chuẩn với đầy đủ thông tin của sản phẩm và logo của doanh nghiệp, thì chắc chắn khách hàng sẽ mất lòng tin đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Ngoài ra thì khách hàng cũng sẽ đánh giá doanh nghiệp của bạn thiếu sự chuyên nghiệp, gây ra nhiều khó khăn đối với quá trình hoạt động kinh doanh và mua bán hàng hóa của chính công ty và doanh nghiệp của bạn.

Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng số 1

 LOGO CÔNG TY
Số: ……/2022/…. – …..
CÔNG TY ………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………..
Email:………………………………………
Số điện thoại:………………………………

BẢNG BÁO GIÁ

Kính gửi: ……………………………………

Công ty ………………………………….. xin trân trọng báo giá như sau:

STTNỘI DUNG CÔNG VIỆCĐVTKHỐI LƯỢNGĐƠN GIÁ (VNĐ)THÀNH TIỀN (VNĐ)
1     
2     
3     
4     
5     
TỔNG THÀNH TIỀN    
THUẾ VAT
TỔNG CỘNG

(Số tiền bằng chữ:………………………………………………….. đồng)

Ghi chú:

– Đơn giá trên đã bao gồm vật tư, nhân công, xe máy thiết bị. Chưa bao gồm chi phí kiểm định.

– Báo giá này có hiệu lực đến ngày …………

Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ:

Mr …………………….. Di động …………………………. Email …………………………………….

Trân trọng kính chào!

…………, ngày…tháng….năm……                                                                     CÔNG TY …………….

Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng số 2

Nội dung cơ bản của mẫu bảng báo giá thi công xây dựng như sau:

LOGO CÔNG TY
Số: ……/2022/…. – …..
CÔNG TY ………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………..
Email:………………………………………
Số điện thoại:………………………………

BẢNG BÁO GIÁ

Kính gửi: ……………………………………….

Công ty ………… ………. …………. …… xin trân trọng báo giá thi công công trình ……… …….. ………….. …… tại địa điểm ……. ……. của quý khách như sau:

STTNội dung công việcĐVTKhối lượng
(tạm tính)
Đơn giá (VNĐ)Thành tiền (VNĐ)
IHạng mục I    
1Công việc 1    
2Công việc 2    
3Công việc 3    
IIHạng mục II    
1Công việc 1    
2Công việc 2    
TỔNG CỘNG
TỔNG CỘNG (làm tròn)

(Bằng chữ: …………………………………………………………………..đồng)

Ghi chú:

– Đơn giá chưa bao gồm thuế VAT

– Đơn giá trên đã bao gồm vật tư, nhân công, xe máy thiết bị. Chưa bao gồm chi phí kiểm định.

– Báo giá này có hiệu lực đến ngày …………

Rất hân hạnh được phục vụ các công trình của quý công ty

Mọi chi tiết vui lòng xin liên hệ:

Mr …………………….. Di động …………………………. Email …………………………………….

Trân trọng kính chào!

 …………., ngày…….tháng…….năm ….…….
 CÔNG TY …………………

Cách viết bảng báo giá?

Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng
Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng

Bảng báo giá sẽ do từng doanh nghiệp soạn thảo với những nội dung đặc thù khác nhau, nhưng nhìn chung đều sẽ có những điểm chung về hình thức và nội dung chính của bảng báo giá. Quý vị khi viết bảng báo giá có thể dựa theo hướng dẫn như sau:

  • Phần đầu tiên phải có thông tin của doanh nghiệp làm bảng báo giá bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email, mã số thuế, địa chỉ website, logo doanh nghiệp.
  • Về tiêu đề của bảng báo giá:

Tên của bảng báo giá rất quan trọng, nó tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà có tên khác nhau. Ví dụ như bảng báo giá phí dịch vụ thành lập công ty, bảng báo giá văn phòng phẩm, bảng báo giá phụ tùng xe máy…

Phần tiêu đề này nên được viết to hơn so với những phần còn lại, được in đậm và rõ ràng ở ngay phần đầu của bảng báo giá. Và ở dưới tiêu đề thường sẽ để lời chào của doanh nghiệp đến khách hàng để tạo sự thân thiện.

  • Thông tin cụ thể về hàng hóa, dịch vụ:

Đây là nội dung chính của bảng báo giá và cũng là nội dung mà khách hàng quan tâm nhất. Vì thế, những thông tin về hàng hóa, dịch vụ là phần thông tin phải ngắn gọn, càng rõ ràng càng tốt; thông tin phải bao gồm tên của hàng hóa dịch vụ, loại hàng hóa dịch vụ, số lượng hàng, đơn giá, đơn vị tính, thành tiền, ghi chú.

  • Thông tin về vấn đề thanh toán và giao hàng:

Nội dung này cũng rất quan trọng, bởi sau khi nhận báo giá khách hàng sẽ quan tâm đến vấn đề thanh toán và nhận hàng. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có những quy định riêng về vấn đề này, vì vậy việc cung cấp thông tin thật đầy đủ về cách thức thanh toán, thời điểm thanh toán và thời điểm giao hàng là không thể thiếu. Ví dụ:

  • Thanh toán:

Tiền mặt/ chuyển khoản, có thể trả trước hoặc trả sau, thanh toán toàn bộ tiền hàng hay thanh toán một phần, thời gian thanh toán.

  • Thông tin về giao hàng

Chiết khấu, phí vận chuyển, đơn vị vận chuyển.

  • Xác nhận của doanh nghiệp:

Đây là phần kết của bảng báo giá, phần xác nhận này sẽ có chữ ký của giám đốc doanh nghiệp và kèm theo đóng dấu của doanh nghiệp để tạo được niềm tin và sự tín nhiệm đối với khách hàng.

Lưu ý khi gửi bảng báo giá cho khách hàng

Khi sử dụng các mẫu báo giá, thì ở hầu hết các doanh nghiệp hay công ty khi muốn trao đổi và tương tác với khách hàng thì người ta đều thông qua email. Cụ thể là sử dụng file thực tế mà bạn sử dụng để báo giá sản phẩm cho các khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty và đối tác làm ăn.

Bình thường thì những mẫu báo giá sẽ thường được lưu trữ cùng với giá của sản phẩm đầu vào hoặc là lưu trữ cùng với thông tin báo giá sản phẩm của những khách hàng khác.

Chính vì lý do này mà bạn không nên gửi file excel cho các khách hàng mà chỉ nên sử dụng file PDF để gửi đi. Cách làm này sẽ giúp bạn báo giá sản phẩm đến khách hàng một cách chính xác và nhanh chóng nhất mà không thể xảy ra bất kỳ sai sót hay nhầm lẫn nào cả.

Như vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi đã gửi đến các bạn đọc những thông tin vô cùng quan trọng về các Mẫu Bảng Báo Giá Vật Liệu Xây Dựng được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. Ttcompany hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về việc viết các mẫu báo giá đúng chuẩn cũng như cách sử dụng bảng báo giá để phục vụ công việc của mình.

You may also like

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *