Hiện nay việc sử dụng thanh ray trượt cửa lùa trong việc lắp ráp cửa đang được nhiều khách hàng tín nhiệm rộng rãi, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Ttcompany để có được những thông tin chi tiết về ray trượt cửa lùa sắt nhé!
Sự cần thiết của ray trượt cửa lùa
Với không gian nhà hiện nay diện tích nhà càng ít đi (nhất là kiểu nhà phố) thì dạng cửa lùa lại được sử dụng phổ biến. Cửa lùa là cửa kéo hai chiều trên một đường đã được thiết lập sẵn. Khi muốn mở cửa chỉ cần lùa cửa sang một bên là được.
Hơn nữa, để tăng tính chống trộm, bảo vệ an toàn các loại cửa lùa sắt lại càng được ưu tiên. Với chất liệu này sẽ hạn chế các nguy hiểm, đây là tuyến cửa phòng vệ ở những căn nhà mặt phố.
Tuy nhiên muốn vận hành cánh cửa lùa sắt phải cần đến phụ kiện đi kèm là ray trượt. Nếu không có, hiệu quả sử dụng sẽ kém đi, cửa cũng không phát huy được những ưu điểm như ban đầu. Vậy nên khi tỉ số người dùng cửa lùa sắt tăng lên, theo lẽ tất nhiên số lượng ray trượt cửa lùa sắt cũng tăng.
Ray trượt cửa lùa là gì?
Cửa lùa sắt (hay cửa mở trượt) là loại cửa được mở bằng cách trượt các cánh trên ray cửa. Cửa lùa sắt là hệ cửa thường có từ 2 đến 6 cánh, có từ 1 đến 3 ray cửa. Ưu điểm của cửa lùa là có thể mở được diện tích ô cửa lớn (1/2 đến 2/3 diện tích ô cửa).
Bộ ray trượt cửa lùa là phụ kiện nội thất thông minh giúp tiết kiệm diện tích nhà ở. Đây là loại hình cửa sử dụng hệ thống bánh xe, kẹp kính, giảm chấn và ray để treo đóng mở cánh cửa theo chiều ngang một cách dễ dàng, giúp tiết kiêm không gian nhà ở. Là phụ kiện phù hợp với phong cách thiết kế nhà ở hiện đại hiện nay.
Cấu tạo ray trượt cửa lùa
Ray trượt cửa lùa được cấu tạo bởi hệ thống bánh xe, kẹp kính, giảm chấn và khóa. Nguyên lý hoạt động của ray trượt được tạo bởi sự kết hợp giữa các bộ phận với nhau. Mỗi bộ phận tuy có nhiệm vụ khác nhau nhưng đều liên kết với nhau đã tạo nên cơ chế hoạt động.
Ray trượt cửa lùa thường được áp dụng vào hoạt động của cửa kính trượt. Dù được áp dụng vào loại cửa lùa nào thì cấu tạo của ray trượt vẫn có các bộ phận chính. Ray trượt cửa lùa 2 cánh, ray trượt cửa lùa sắt, ray trượt cửa lùa gỗ đều có chung cấu tạo chính.
Phụ kiện ray trượt cửa lùa bao gồm gì?
Các bộ phận cơ bản không thể thiếu để tạo thành một bộ hoàn chỉnh đối với hệ thống phụ kiện ray trượt cửa lùa được chia như sau:
- Phụ kiện đầu tiên: tay đỡ
Đây là bộ phận gồm một khối vững chắc liên kết với hệ thống bánh xe được hàn chắc chắn với nhau được dựng trên 1 tay đỡ có kích thước 20 cm. Thiết kế đặc biệt này giúp hệ thống ray trượt cửa lùa và bánh xe trượt tròn có thể di chuyển dễ dàng trong việc bạn đóng hay mở cửa hơn.
- Phụ kiện thứ hai: bát đỡ:
Đây là bộ phận nâng đỡ tại các điểm xuyên suốt theo chiều rộng của cửa lùa và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, trên thị trường có hai loại bát đỡ được sử dụng nhiều nhất hiện nay là bát đỡ gắn trên kính và bát đỡ gắn trên tường.
- Phụ kiện thứ ba: hạn vị
Hạn vị là bộ phận có chức năng chính là giúp hệ thống cánh cửa trượt không di chuyển ra khỏi giới hạn đã định trước. Nó bao gồm hai chiếc nắp 2 đầu của một hệ thống cánh cửa.
- Phụ kiện thứ tư: dẫn hướng
Đây là bộ phận giúp hạn chế sự rung lắc của cánh cửa được sử dụng để lắp đặt trong hệ thống phụ kiện ray trượt cửa lùa khi thao tác đóng mở cửa. Chất liệu làm hoàn toàn bằng inox thông qua hệ thống 2 vít và có lót nhựa bên trong được định vị xuống sàn.
Còn các linh kiện phụ kiện khác đi kèm và bổ sung cho nhau như: kệ ray hay thanh điều hướng, kẹp đỡ ray kính, kẹp đỡ ray tường…
ưu điểm khi sử dụng ray trượt cửa lùa sắt
Ray trượt có nhiều ưu điểm nổi bật, được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất:
- Khả năng chịu trọng tải lớn, một số loại ray trượt cho phép chịu trọng tải lên tới 1,5 lần.
- Khả năng dẫn hướng chính xác, tạo ra các chuyển động tịnh tiến êm mượt, ma sát thấp, không gây ra tiếng ồn lớn.
- Độ bền cao cùng khả năng hoạt động liên tục, đảm bảo độ chính xác trong khoảng thời gian dài với tốc độ lớn.
- Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản nên ray trượt dễ lắp đặt và bảo trì.
- Chất liệu làm từ thép và hợp kim thép tạo nên ray trượt có độ cứng lớn và chắc chắn.
Các loại ray trượt cửa lùa
Mỗi hệ ray trượt cửa lùa sẽ có ưu điểm riêng phù hợp với từng loại mặt bằng. Ray trượt DTC xin giới thiệu 1 số ưu và nhược điểm riêng của từng hệ ray lùa đi kèm cửa lùa kính cường lực cường lực:
a) Hệ ray lùa U nhôm:
* Ưu điểm:
- Phụ kiện đơn giản, dễ dàng phù hợp với nhiều loại mặt bằng khác nhau.
- Giá thành phụ kiện rẻ, chi phí hợp lý với khách hàng cần đầu tư ít.
* Nhược điểm:
- Tuổi thọ không cao.
- Sau 1 thời gian bánh xe hay bị mòn
- Sử dụng kéo lùa tạo cảm giác ko chắc tay
b) Hệ ray lùa 10 x 30:
* Ưu điểm:
- Kiểu dáng sang trọng, hiện đại.
- Kiểu dáng ray và bánh xe nhỏ gọn, thanh mảnh nhất trong 3 hệ ray
- lùa.
- Phù hợp với không gian nhỏ phòng tắm, các cửa thông phòng nhỏ.
* Nhược điểm:
Khả năng chịu lực ở tầm trung.
c) Hệ ray lùa phi 25:
* Ưu điểm:
- Kiểu dáng sang trọng hiện đại
- Bánh xe và ray to khỏe, kéo đẩy êm ái.
- Độ rung lắc cực thấp nếu làm loại bánh xe kép.
- Ít phải bảo hành, bảo trì vì độ bền cao
- Phù hợp với không gian lớn như mặt tiền, thông phòng rộng
* Nhược điểm:
- Gía thành cao
- Hệ thống bánh xe và ray trượt lộ
Mẫu cửa ray trượt
Trên đây là những thông tin chi tiết về ray trượt cửa lùa sắt đem đến cho người đọc. Mong rằng những thông tin trên Ttcompany đã giúp người đọc có thể lựa chọn loại ray trượt cửa phù hợp.