Trong bài viết dưới đây mời bạn cùng Ttcompany tìm hiểu về Quy Định Về Bãi Đổ Thải Xây Dựng.
Cơ sở pháp lý về Quy Định Về Bãi Đổ Thải Xây Dựng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4447:2012 của Bộ Xây dựng về Công tác đất – Thi công và nghiệm thu
Nội dung Quy Định Về Bãi Đổ Thải Xây Dựng
Quy định chung
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4447:2012 của Bộ Xây dựng quy định về Bãi đổ thải xây dựng tại các Quy định chung như sau:
“2.6… Trong trường hợp không thể cân bằng giữa đất đào và đất đắp trong phạm vi công trình thì trong thiết kế tổ chức xây dựng công trình phải xác định vị trí bãi thải hoặc mỏ đất. Nếu vị trí bãi thải nằm trong hàng rào công trình thì phải bàn bạc thoả thuận với ban quản lý công trình. Nếu ở ngoài hàng rào công trình thì phải thoả thuận với chính quyền địa phương.
2.7. Đất thải phải đổ ở nơi trũng, ở vị trí những hố sâu tự nhiên (khe cạn, hõm núi, đầm lầy, những nơi bỏ hoang…). Khi quy định vị trí bãi thải đất phải xem xét những điều kiện địa chất và địa chất thủy văn, không được làm cản trở thoát nước và gây trở ngại cho thoát lũ. Khi hoàn thành thi công đất, bề mặt bãi thải phải được san bằng, và nếu thấy cần thiết thì phải trồng cỏ gia cố.”
Văn bản số 14447/BGTVT-MT ngày 5/12/2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường thực thi pháp luật về quản lý chất thải trong hoạt động giao thông, trong đó quy định:
Thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về các bãi đổ thải; lập bình đồ các bãi đổ thải; tổ chức hướng dẫn và giám sát nhà thầu thi công thực thi.
Vận chuyển, đổ chất thải thi công (như bùn, đất đào, bùn, đất, cát, sỏi, nạo vét; phế liệu, phế thải xây dựng;…) đúng vị trí bãi đổ thải đã thỏa thuận, đúng phương pháp và khối lượng quy định.
Lập hồ sơ theo dõi việc vận chuyển, đổ chất thải thi công (thể hiện rõ: Khối lượng, ca máy, chuyến xe, vị trí nhận chất thải, vị trí đổ thải)…
Quy định bãi thải trong Công tác chuẩn bị
- Khi cấp đất xây dựng công trình phải tính cả diện tích bãi lấy đất, bãi trữ đất, bãi thải, đường vận chuyển tạm thời, nơi đặt đường ống, đường dây điện và mặt bằng bể lắng nếu thi công bằng cơ giới thủy lực.
- Trước khi nạo vét phải xây dựng các bến, cảng cho tàu thuyền chở bùn đến được nơi lấy đất, lấy nguyên liệu và đến các bãi thải;
Chất thải rắn xây dựng là gì?
Chất thải rắn xây dựng là chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ).
Phân loại chất thải rắn xây dựng
Chất thải rắn xây dựng được phân loại thành các loại sau đây:
- Chất thải rắn có khả năng tái chế được;
- Chất thải rắn có thể được tái sử dụng ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác;
- Chất thải không tái chế, tái sử dụng được và phải đem đi chôn lấp;
- Chất thải nguy hại được phân loại riêng và quản lý theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại.
Thời điểm phân loại chất thải rắn xây dựng: Chất thải rắn xây dựng phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh theo quy định.
Lưu ý: Sau khi phân loại chất thải rắn xây dựng không được để lẫn với các chất thải khác và phải được lưu giữ riêng theo quy định. Nếu chất thải rắn xây dựng thông thường có lẫn chất lẫn với chất thải nguy hại thì phải thực hiện việc phân tách phần chất thải nguy hại. Trường hợp không thể tách được thì toàn bộ hỗn hợp phải được quản lý như chất thải nguy hại.
Trách nhiệm của chủ nguồn thải
Chủ nguồn thải có trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu như sau:
Thứ nhất, đối với công trình xây dựng:
- Lập kế hoạch quản lý chất thải rắn xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 1 trình chủ đầu tư chấp thuận (nếu là nhà thầu chính) trước khi triển khai thi công xây dựng; hướng dẫn các nhà thầu phụ (nếu có) thực hiện quản lý chất thải rắn xây dựng theo kế hoạch quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Thực hiện việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn xây dựng phát sinh trên công trường xây dựng theo kế hoạch quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về xây dựng để hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải rắn xây dựng trong công trình xây dựng. Ghi chép nhật ký, lưu giữ chứng từ ghi khối lượng, thành phần chất thải rắn xây dựng được thu gom, vận chuyển đến cơ sở xử lý;
- Ký hợp đồng với chủ thu gom, vận chuyển và chủ xử lý chất thải rắn xây dựng để vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng hoặc tự xử lý chất thải rắn xây dựng tại nơi phát sinh tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
- Báo cáo kết quả thực hiện quản lý chất thải rắn xây dựng với chủ đầu tư (nếu là nhà thầu chính);
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Đối với công trình nhà ở:
- Lập và gửi thông báo thực hiện quản lý CTRXD theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan cấp phép xây dựng (nếu công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng) và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tối thiểu 07 (bảy) ngày trước khi khởi công xây dựng công trình;
- Chịu trách nhiệm về việc quản lý CTRXD tại công trình theo các quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành khác có liên quan;
- Trường hợp các hộ gia đình tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển CTRXD, phải thực hiện quản lý CTRXD theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về Quy Định Về Bãi Đổ Thải Xây Dựng. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của Ttcompany để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.