Cấp độ bền bê tông là một trong những yếu tố quan trọng cần quan tâm khi thực hiện việc xây dựng công trình. Vậy Quy Đổi Cấp Độ Bền Bê Tông như thế nào? Xin mời quý độc giả cùng Ttcompany tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Cấp độ bền bê tông là gì? Quy Đổi Cấp Độ Bền Bê Tông
Theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 của Việt Nam thì thuật ngữ cấp độ bền bê tông sẽ dùng thay thế cho tên gọi mác bê tông trước đây.
Cấp độ bền bê tông là yếu tố được xác định bởi cường độ và thành phần của bê tông, nó biểu thị cường độ tối thiểu của bê tông phải có sau 28 ngày kể từ ngày xây dựng ban đầu.
Cấp độ bền bê tông được hiểu theo phép đo MPa, trong đó M là viết tắt của hỗn hợp và MPa biểu thị cường độ tổng thể.
Cấp độ bền bê tông được ký hiệu là B.
Mác bê tông là gì?
Mác bê tông là đại lượng biểu thị cho cường độ chịu nén của bê tông sau 28 ngày sau khi đổ. Tại sao là 28 ngày? Vì sau khi đổ bê tông, quá trình đông cứng và mực độ pháo triển cường độ bắt đầu. Sau 28 thì bê tông đã đạt cường độ gần như hoàn toàn (khoảng 99%).
Mác bê tông được ký hiệu bằng chữ M.
Theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993, mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 × 150 × 150 mm được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn 28 ngày sau khi bê tông ninh kết được sử dụng để đo cường độ nén bê tông.
Khi nói mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm².
Công thức liên hệ, tương quan giữa cấp độ bền bê tông và mác bê tông
Cấp độ bền bê tông và mác bê tông thể hiện sự tương quan theo công thức:
B = αβM
Trong đó:
- α chính là hệ số đổi đơn vị từ kG/cm2 sang đơn vị Mpa, có thể lấy α bằng 0,1.
- β chính là hệ số chuyển đổi từ cường độ trung bình sang cường độ đặc trưng với v = 0,135 thì β = (1 – Sv) = 0,778.
Bảng quy đổi Quy Đổi Cấp Độ Bền Bê Tông và mác bê tông
Trong lĩnh vực xây dựng, có nhiều đơn vị, doanh nghiệp dùng các thuật ngữ thi công khác nhau. Có đơn vị dùng mác bê tông, có nơi lại dùng cấp độ bền bê tông. Nhìn chung thì chúng đều biểu đạt quy định mác bê tông hay cường độ chịu nén của bê tông. Dưới đây là bảng quy đổi mác bê tông ra cấp độ bền.
Bảng tra cấp độ bền bê tông và mác bê tông | ||
Cấp độ bền (B) | Cường độ chịu nén (Mpa) | Mác bê tông (M) |
B3.5 | 4.5 | 50 |
B5 | 6.42 | 75 |
B7.5 | 9.63 | 100 |
B10 | 12.84 | |
B12.5 | 16.05 | 150 |
B15 | 19.27 | 200 |
B20 | 25.69 | 250 |
B22.5 | 28.9 | 300 |
B25 | 32.11 | |
B27.5 | 35.32 | 350 |
B30 | 38.53 | 400 |
B35 | 44.95 | 450 |
B40 | 51.37 | 500 |
B45 | 57.8 | 600 |
B50 | 64.22 | |
B55 | 70.64 | 700 |
B60 | 77.06 | 800 |
B65 | 83.48 | |
B70 | 89.9 | 900 |
B75 | 96.33 | |
B80 | 102.75 | 1000 |
Theo tiêu chuẩn của liên minh Châu Âu (EC2), cấp bền của bê tông được ký hiệu là C. Mời các bạn tham khảo bảng quy đổi mác bê tông C sang M hoặc B của Việt Nam
Tổng hợp bảng quy đổi mác bê tông C sang M mới nhất năm 2022:
Cấp cường độ bê tông | Theo tiêu chuẩn Châu Âu | Theo tiêu chuẩn Trung Quốc | |
Cường độ nén mẫu trụ D15x30cm – fck,cyl (Mpa) | Cường độ nén mẫu lập phương 15cm – fck,cub (Mpa) | Cường độ nén lập phương 15cm – fcu,k (Mpa) | |
C8/10 | 8 | 10 | – |
C12/15 | 12 | 15 | 15 |
C16/20 | 16 | 20 | 20 |
C20/25 | 20 | 25 | 25 |
C25/30 | 25 | 30 | 30 |
C35 | 28,6 | 35 | 35 |
C30/37 | 30 | 37 | – |
C40 | 32 | 40 | 40 |
C35/40 | 35 | 40 | 40 |
C40/50 | 40 | 50 | 50 |
C45/55 | 45 | 55 | 55 |
C50/60 | 50 | 60 | 60 |
C65 | 53,6 | 65 | 65 |
C55/67 | 55 | 67 | – |
C70 | 56,9 | 70 | 70 |
C60/75 | 60 | 75 | 75 |
C80 | 65 | 80 | 80 |
C70/85 | 70 | 85 | – |
C80/95 | 80 | 95 | – |
C90/105 | 90 | 105 | – |
C100/115 | 100 | 115 | – |
Cách chọn cấp độ bền phù hợp với công trình
Việc lựa chọn cường độ bê tông khi thi công sẽ được xác định theo yêu cầu của kết cấu thiết kế. Thường có hai loại bê tông, tỷ lệ cấp phối danh nghĩa và tỷ lệ cấp phối thiết kế.
- Bê tông trộn danh nghĩa (bê tông trộn tay) được hiểu là sử dụng trong các công trình xây dựng nhỏ, khu dân cư nhỏ và các loại bê tông khác yêu cầu liều lượng bê tông, độ âm không quá cao.
- Bê tông cấp phối thiết kế (bê tông tươi) là tỷ lệ bê tông thu được qua các thử nghiệm khác nhau được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Việc sử dụng hỗn hợp bê tông theo thiết kế cần phải kiểm soát tốt chất lượng trong quá trình lựa chọn vật liệu, trộn, vận chuyển và đổ bê tông. Loại này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng quy mô lớn và có giá trị kinh tế cao.
Do đó, các nhà xây dựng sẽ lựa chọn cấp độ bền phù hợp theo loại công trình để đảm bảo yếu tố chất lượng, an toàn và kinh tế.
Hy vọng qua bài viết trên đây của Ttcompany sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về Quy Đổi Cấp Độ Bền Bê Tông. Từ đó có được những thông tin hữu ích cho quá trình lựa chọn và thực hiện công trình xây dựng của mình.