Trong bài viết sau mời bạn cùng Ttcompany tỉm hiểu về Sinh Lão Bệnh Tử Trong Xây Dựng.
Sinh lão bệnh tử là gì? Sinh Lão Bệnh Tử Trong Xây Dựng
Sinh lão bệnh tử là quy luật cuộc đời con người mà không ai có thể tránh khỏi, đó cũng là lẽ tự nhiên.
Sinh ra, lớn lên trưởng thành về già, ốm đau bệnh tật, rồi qua đời.
Ý muốn nói chúng ta hãy bình thản, tâm an lạc, đón nhận quy luật của cuộc sống, vì đó là quy luật ngàn đời của tạo hóa không ai có thể thay đổi được.
- Sinh: Là bắt nguồn cho sự sống. Nó được xem là khởi phát cho sự sống mới, mang ý nghĩa dồi dào năng lượng, sinh lực cho mọi sự vật trên đời.
- Lão: Mang ý nghĩa cho tuổi già. Thời kì này mang ý nghĩa héo úa, năng lượng bắt đầu suy kiệt dần.
- Bệnh: Bệnh là thời kì tiếp theo của Lão. Sau khi già ốm là giai đoạn bệnh tật. Bệnh tật khiến năng lượng suy kiệt và gây tổn thương cho sức khỏe của con người. Là một biểu tượng cho những thứ không may mắn.
- Tử: Đây chính là thời điểm chấm dứt một vòng đời. Nó mang ý nghĩa cho sự chết chóc, tang thương.
Ý nghĩa sinh – lão – bệnh – tử
Quy luật tự nhiên Sinh – Lão – Bệnh – Tử đã in sâu vào trong tiềm thức của con người Việt Nam từ bao đời nay.
Trong đó có rất nhiều việc dựa vào quy luật này để hoạt động như cách chọn số lượng hạt vòng trong phong thủy, chọn tuổi đối tác làm ăn, xây nhà, xây số bậc cầu thang…Trong đó, việc ứng dụng quy luật sinh lão bệnh tử vào xây dựng là phổ biến hơn cả.
Theo quan niệm và ý nghĩa về sinh lão bệnh tử, con người ta thường muốn tạo ra các con số cuối cùng phải rơi vào phần cung Sinh là cung khởi sắc và nhiều năng lượng nhất.
Tức là con số mà bạn lựa chọn khi chia cho 4 dư 1 là số ứng vào cung sinh. Đây là cung đẹp nhất trong 4 cung của quy luật sinh lão bệnh tử, cung sinh mang lại may mắn ngụ ý của tiền tài, lộc lá và những niềm vui khao khát của gia chủ biệt thự hiện đại.
Cách tính “sinh, lão, bệnh, tử” cho cầu thang
Cầu thang được tính theo số lẻ và thường là 17 hoặc 21 bậc, hoặc theo toán học một chút là “4n+1”, với n là số lần đếm tròn “sinh, lão, bệnh tử”.
Nhiều người cho là đặt “sinh” vào bậc 1 của cầu thang, và từ đó mà tính tới. Và đó cũng là chỗ mâu thuẩn trong cách tính như dẫn chứng dưới đây.
Nếu bậc 1 cầu thang là “sinh” thì bậc 2 là “lão”, bậc 3 là “bệnh”, bậc 4 là “tử”, bậc 5 là “sinh”, bậc 6 là “lão”, bậc 7 là “bệnh”, bậc 8 là “tử”, tuần tự ta sẽ có các bậc 9, 13, 17 là “sinh”. Ngược lại, ta cũng có nền nhà là “tử” theo cách tính tuần tự. Ở phần tính cho tam cấp bên trên ta vừa có nhà (hoặc nền nhà) là “sinh”, nhưng bây giờ khi tính cho cầu thang thì nhà (hoặc nền nhà) lại là “tử”, đây là mâu thuẩn thứ nhất.
Như ghi nhận bên trên, có nhiều người không dám xây tam cấp vì sợ rơi vào chữ “bệnh”, có nghĩa là theo họ “bệnh” ở đây là nhà (hoặc nền nhà). Cách tính bậc 1 cầu thang là “sinh” tạo thêm một mâu thuẩn thứ hai, đó là từ “bệnh” qua thẳng “sinh” mà không qua “tử” theo đúng với “bệnh -> tử -> sinh -> lão -> bệnh”.
Hoặc với quan niệm rằng nhà (hoặc nền nhà) là “bệnh”, thì bậc 1 cầu thang phải là “tử”, và “sinh” sẽ rơi vào “bậc 2 cầu thang”, rồi tuần tự sẽ có bậc 6, 10, 14, 18 cầu thang là “sinh”; và như vậy cầu thang không còn số lẻ (4n + 1) nữa mà đã trở thành là số chẵn (4n). Đây cũng là mâu thuẩn thứ ba.
Số bậc cầu thang đi kèm với ý nghĩa về sinh lão bệnh tử
Số bậc cầu thang được tính từ bậc đầu tiên bạn bước chân lên cầu thang đến điểm cuối cùng cuối cầu thang. Nếu cầu thang có chiếu nghỉ cũng được tính là một bậc trong cung Sinh – Lão – Bệnh – Tử.
Số bậc phổ biến khi thiết kế bậc tam cấp cho các căn nhà biệt thự 1 tầng, hoặc kể cả là các mẫu nhà khác là 5 bậc, rơi vào cùng sinh.
Bậc cầu thang trong nhà của các mẫu nhà cao tầng như nhà phố 2 tầng, mẫu biệt thự 2 tầng là 17 hoặc 21 bậc để có độ dốc phù hợp nhất. Tuy nhiên đối với các kiểu nhà phố 3 tầng, nhà nhiều tầng hơn thì các bạn lại phải cân nhắc không nên để số bậc cầu thang vào cung Sinh quá nhiều, bởi Sinh khí quá vượng sẽ hóa Tử, mọi thứ đều phải dung hòa và cân bằng.
Cách tính bậc cầu thang nhà 2 tầng
Nếu là nhà 2 tầng thì chúng ta chỉ có một nhịp của cầu thang cho nên cách tính cũng không quá phức tạp. Thông thường số bậc sẽ được sử dụng là 21, 22, 23 hoặc 25 bậc. Tùy thuộc vào quy mô, diện tích của nhà chúng ta sẽ có cách tính cho phù hợp.
Mặt bậc cầu thang thường từ 23-26cm là kích thước đẹp và chiều cao của mỗi bậc phụ thuộc vào chiều cao của tầng 1.
- Ví dụ chiều cao bậc nhà 2 tầng: Giả sử bạn xây nhà 2 tầng và số bậc thang các bạn làm là 21 bậc, mặt bậc kích thước là 25cm, chiều cao của tầng 1 là 3.6m. Như vậy chúng ta sẽ có: Chiều cao của mỗi cổ bậc = 3.6:21=0.171m tức là 17.1 cm
- Chiều dài của thang là: 25×21=5.25m
Sinh Lão Bệnh Tử Trong Xây Dựng vì sao được chú trọng?
Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử rất được coi trọng khi bắt đầu xây nhà. Cầu thang được coi là một bộ phận không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng. Nó là xương sống để kết nối các tầng, sự liên kết này tạo ra các dòng năng lượng và sự lưu thông trong ngôi nhà.
Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử giúp may mắn, tài lộc vào nhà. Đồng thời, số lượng bậc cầu thang hợp lý còn có thể dẫn đến nguồn sinh khí tốt trong nhà; Giúp gia chủ làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc yên vui.
Vì cầu thang là nơi lưu thông của các dòng năng lượng nên việc chia tỷ lệ cũng phải được tính toán kỹ lưỡng. Nếu đầu cầu thang hướng thẳng ra cửa chính sẽ tạo thành vòi rồng, đẩy mọi sinh khí ra khỏi nhà.
Như vậy, chủ nhân sống trong ngôi nhà này sẽ khó tích lũy được của cải. Nếu không may mua phải ngôi nhà có sẵn thiết kế cầu thang như vậy; Gia chủ có thể khắc phục bằng cách đặt bình phong, gương hoặc chậu cây trước nhà.
Kiêng kỵ khi thi công xây nhà
- Nếu cao thấp không đều, cao đè thấp. Nhà bên trái có thể cao hơn nhà bên phải, tuyệt đối không cho nhà bên phải cao hơn nhà bên trái. Tập tục quy định: tả thanh long hữu bạch hổ, thà rằng để thanh long cao vạn trượng, chứ không cho bạch hổ ngẩng đầu lên.
- Trong cùng một sân, dù là nhà của mình, cũng không được phòng bên lớn hơn và cao hơn phòng chính, phòng trước không được cao hơn phòng sau, nếu không đầy tớ sẽ khinh chủ.
- Trước nhà không được có ngôi nhà đổ nát dù có người ở hay không. Có nhà đổ nát trước cửa khiến người ta mất hướng: Nhà đổ nát có nhiều vi khuẩn; nhà bỏ hoang dễ là nơi của kẻ lang thang trú ngụ; nhà xiêu vẹo dễ đổ sập, trẻ nhỏ chơi trong đó rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhà bỏ hoang khiến người ta sẽ nằm mơ thấy ma quỷ, dễ bị ảo giác.
- Cổng nhà ở đối diện với góc nhà người khác, không tốt.
- Nếu góc của tường vây (tường rào) nhà người khác chĩa vào cửa nhà mình, thì gọi là “nê tiêm sát”. Nếu góc tường chĩa vào bên trái nhà, thì bất lợi cho đàn ông; nếu góc tường chĩa vào bên phải, thì bất lợi cho đàn bà.
Vậy là Ttcompany đã giúp quý vị hiểu thêm phần nào về Sinh Lão Bệnh Tử Trong Xây Dựng và cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử, mong rằng quý vị đã trau dồi thêm cho mình kiến thức về chi tiết kiến trúc nhà ở này.